Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những bông hoa như Hakea francisiana có hàm lượng 10mg cyanide trên 1g sinh khối Nguồn: Professor Byron Lamont
|
Phát hiện này đi ngược với các quan điểm truyền thống cho rằng hoa được sinh ra là để hấp dẫn các loài chim và động vật đến giúp cây thụ phấn.
Giáo sư Byron Lamont và đồng nghiệp cho rằng động vật có thể ăn đã ăn luôn cả cây đã đóng góp vào sự tiến hóa của loài thực vật này.
Theo giám đốc Trung tâm CEDD nghiên cứu về hệ sinh thái thuộc Đại học Curtin, miền tây Australia , "Hoa không chỉ là sản phẩm của tiến hóa nhằm mục đích thụ phấn, mà còn là thức ăn cho động vật ăn cỏ” .
Gai và Xyanua
Ông Lamont cho biết nhóm đã nghiên cứu 51 loài cây thuộc chi Hakea (họ Quắn hoa - Proteaceae, trong hình là một loài Hakea francisiana - bottlebrush hakea hay chổi cọ) và thấy rằng có thể chia chúng thành hai nhóm.
Nhóm thụ phần bằng côn trùng: phần lớn có kích thước nhỏ bé, nhưng bông hoa trắng được bảo vệ với các tán lá rợp và nhọn như gai, ngăn không cho những loài động vật như chim emu và vẹt mào ăn hoa.
Nhóm thụ phấn nhờ chim: có lá mềm bản rộng, và những bông hoa, thường có màu đỏ ở vị trí sáng sủa, dễ tiếp cận, chim có chỗ đậu được ở thân cây.
Những đặc điểm này khiến cho cây dễ bị phá hoại bởi chim emu và vẹt mào.
Lamont và đồng nghiệp đã di chuyển tới vùng đất của cây thạch nam ở phía bắc và nam Perth để thu thập mẫu cây Hakea.
Họ làm ướt những bông hoa tại chỗ và sau đó dùng một loại enzyme và một mẩu giấy nhạy cảm với cyanide để kiểm tra.
Kết quả, họ đo được các cây có hoa đỏ chứa 10 mg cyanide trên mỗi gam trọng lượng, mức cyanide đủ để làm tổn thương một sinh vật.
Tiến sỹ Mick Hanley, Đại học Plymouth, đồng tác giả nghiên cứu nói, động vật ăn hoa đỏ của các cây Hekea có thể biết mối liên hệ giữa màu sắc và vị đắng tạo bởi chất xyanua.
Màu đỏ có tác dụng cảnh báo tới động vật ăn cỏ có xương sống như chim emus, vẹt và chuột túi rằng hoa chứa các hợp chất xyanua khó chịu thậm chí gây ngộ độc. Dường như các loài cây ở miền tây Astralia không chỉ biết cách phòng vệ mà chúng còn biết cách gửi thông điệp cảnh báo qua màu đỏ.
Sự tiến hóa của thực vật
Lamont tin rằng trong quá trình tiến hóa của loài hoa này, chất độc là thứ có trước.
Ông nói "Phương thức thụ phấn nhờ chim ra đời sau khi thực vật đã tự biết bảo vệ mình khỏi động vật ăn cỏ".
"Để được thụ phấn hiệu quả hơn, thực vật đã thay đổi để đáp ứng lại sự xuất hiện của các loài chim ăn mật hoa từ 50 triệu năm trước".
Nhưng bằng cách thay đổi hình thái học, loài cây này lại trở nên càng yếu ớt hơn trước các loài chim như emu và vẹt. Lamont chấp nhận nhiều lý thuyết trên giấy chưa được kiểm chứng.
Ông nói: "Chúng tôi chưa thực sự chứng minh được những đám lá nhọn như gai ngăn cản chim emu và vẹt mào; và xyanua có gây ngộ độc cho động vật ăn cỏ hay không”.
Việc chứng minh các quan điểm này sẽ được tiến hành trong giai đoạn tiếp theo của dự án, bao gồm cả nghiên cứu hình dáng phần đầu của cácloài động vật ăn cỏ, khi chúng chui vào đám lá liệu có nhận biết được nguy cơ bị gai đâm hay cản trở hay không.
Nguồn: BBC News