(Ảnh: Neelima Sinha/UC Davis)
Dây tơ hồng bám trên cây cà chua. Các hoa màu trắng là hoa của dây tơ hồng. Cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, các tín hiệu hóa học từ cây chủ, gọi là RNA, chuyển sang các cây sống ký sinh.
Giáo sư Neelima Sinha và các đồng sự trong ngành sinh học thực vật UC Davis nghiên cứu các dây tơ hồng sống trên cây cà chua trong phòng thí nghiệm. Họ nhận thấy rằng, các phân tử RNA từ cây chủ có thể được tìm thấy ở dây tơ hồng, cách vị trí mà cây ký sinh đã bám vào cây chủ đến 1 bàn chân (khoảng 30 cm)
Cây thường sử dụng các phân tử RNA nhỏ như những thông điệp giữa các bộ phận khác nhau của cây. Trong 1 bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học vào năm 2001, nhóm nghiên cứu của Sinha cho thấy rằng, RNA có thể đi từ 1 cành ghép đến những phần còn lại của cây và ảnh hưởng đến hình dáng của lá. Cây cũng có thể dùng những RNA cụ thể để chống lại virut.
Bắt được các thông điệp RNA này có thể giúp cho cây ký sinh đồng bộ vòng đời của nó với vòng đời của cây chủ, Sinha cho biết.
“Có lẽ là rất quan trọng cho cây ký sinh biết được khi nào thì cây chủ sẽ ra hoa để nó có thể ra hoa cùng lúc với cây chủ”, trước khi cây chủ chết, cô cho biết.
Phòng thí nghiệm của Sinha giữ 1 khoản tiền trợ cấp từ quỹ hỗ trợ Rockefeller để nghiên cứu các cây sống ký sinh, đặc biệt là loại cỏ có tên Striga – loại cỏ tấn công các cây ngô ở Châu Phi. Striga không thể được nhập sang Mỹ, vì thế dây tơ hồng được dùng làm hệ thống mẫu.
Cuối cùng, các nhà nghiên cứu hy vọng có thể sử dụng RNA từ cây chủ để tạo ra 1 sự biến đổi ở cây ký sinh, giúp tiêu diệt loại cây này hoặc làm cho chúng không gây nhiều thiệt hại cho cây chủ, Sinha cho biết. Nhận ra các phân tử RNA từ cây chủ chuyển sang cho cây sống ký sinh là 1 bước trong việc mô tả hệ thống này, cô nói.
Bài viết mô tả công trình nghiên cứu này đã được tờ New Phytology đăng trực tuyến. Đồng tác giả của bài nghiên cứu gồm có nhà nghiên cứu sau tiến sĩ Rakefet David-Schwartz thuộc UC Davis, các sinh viên sau đại học Steven Runo, Brad Townsley và Jesse Machuka thuộc Trường Đại học Kenyatta ở Kenya.
Nguồn: dost-dongnai (ScienceDaily)