Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC

Dùng hai loài cỏ sữa chữa bệnh lỵ

Cập nhật ngày 4/7/2009 lúc 12:29:00 AM. Số lượt đọc: 7989.

Cỏ sữa có 2 loại, lá nhỏ và lá to. Cả hai đều được dân gian dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ. Ngoài ra, cỏ sữa còn giúp chữa nhiều bệnh khác như trĩ, viêm loét mụn nhọt, mẩn ngứa, ho hen...

 

Thông tin chung

Tên thường gọi: Cỏ sữ lá lớn
Tên khác: Cỏ sữa lá to
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Euphorbia hirta L.
Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae

Tên thường gọi: Cỏ sữ lá nhỏ
Tên khác: Cỏ vú sữa đất, Cỏ sữa
Tên tiếng Anh:
Tên khoa học: Euphorbia thymifolia Burm.
Thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae

Mô tả

Cây thảo sống hằng năm hay nhiều năm, có thân mảnh cao 15-40cm, toàn cây có lông ráp và có nhựa mủ trắng. Lá mọc đối, cuống ngắn, phiến lá hình mũi mác, dài 4-5cm, rộng 7-15mm, mép có răng cưa nhỏ. Gốc cuống lá có 2 lá kèm nhỏ hình lông cứng. Nhiều cụm hoa hình chén nhỏ ở các nách lá. Mỗi chén mang các hoa đơn tính. Quả rất nhỏ, đường kính khoảng 1,5mm, khi già nứt thành 3 mảnh vỏ mang 3 hạt rất nhỏ.

Ra hoa quanh năm

Cây thảo sống nhiều năm, mọc bò, có lông và có nhựa mủ trắng. Thân và cành tỏa rộng trên mặt đất, hình sợi, màu đỏ tím, hơi có lông. Lá nhỏ mọc đối, hình bầu dục hay thuôn, tù đầu, hình tim không đều hay tù ở gốc, có răng ở mép, có lông ở mặt dưới, dài 7mm, rộng 4mm. Cụm hoa dạng xim co ít hoa ở nách lá. Quả nang, đường kính 1,5mm, có lông. Hạt nhẵn, có 4 góc lồi, dài 0,7mm.

Cây ra hoa vào mùa hè

http://www.koodal.com/contents_koodal/health/images/Euphorbia-hirta.jpg
Cỏ sữa lá to - Euphorbia hirta , ảnh theo koodal.com


Cỏ sữa lá nhỏ - Euphorbia thymifolia ảnh theo kinmatsu.idv.tw

Nơi sống và thu hái

 

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, ở những chỗ đất có sỏi đá, bãi cỏ, đường đi. Thu hái cây vào mùa hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần

Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi ở bãi cỏ, sân vườn, ở những nơi đất có sỏi đá. Thu hái cây quanh năm, tốt nhất vào hè thu, rửa sạch dùng tươi hay phơi khô

Thành phần hoá học

 

Trong cây có quercetin, triacontan, jambulol, một chất phenolic, enphosterol, một phytosterol và phytosterolin, các acid hữu cơ (gallic, melissic, palmitic, oleic và linoleic), l-inositol và một alcaloid xanthorhamnin

Trong cây có một loại tinh dầu màu xanh, mùi đặc biệt, vị kích ứng. Thành phần tinh dầu gồm cymol, carvacrol, limonen-sesquiterpen và acid salicylic. Lá và thân chứa flavonoid cosmosiin (5,7,4-trihydroxyflavon-7-glucosid). Rễ chứa taraxerol, tirucallol và myrixyl alcohol

Tính vị, tác dụng

 

Cây có vị hơi đắng và chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, giải độc, chống ngứa, thông sữa; cây còn có tính làm dịu, chống co thắt và làm dễ thở

Cỏ sữa lá nhỏ có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh; có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Dùng dung dịch cỏ sửa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,...) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng

Công dụng, chỉ định và phối hợp

 

Người ta dùng Cỏ sữa để chữa: 1. Lỵ trực khuẩn, lỵ amíp; 2. Viêm ruột cấp, khó tiêu, viêm ruột non do Trichomonas; 3. Viêm khí quản mạn tính; 4. Viêm thận, viêm bể thận. Dùng ngoài trị eczema, viêm da, hắc lào, zona, apxe vú, viêm mủ da. Còn dùng cho phụ nữ đẻ ít sữa hoặc tắc tia sữa.

Ở Ấn Ðộ, Cỏ sữa lá lớn được dùng trị bệnh giun ở trẻ em, bệnh đường ruột và ho; dịch lá dùng trị lỵ và cơn đau bụng, nước sắc cây dùng trị bệnh về phế quản và hen; nhựa cây đắp trị hột cơm, mụn cóc. Ở phương Tây, Cỏ sữa được dùng trị bệnh đường hô hấp (hen, sổ mũi, khí thũng, ho mạn tính). Còn dùng chữa bệnh về mắt (viêm kết mạc, loét giác mạc). Nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày nên cần uống thuốc trước các bữa ăn

Thường dùng trị: 1. Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy; 2. Trị xuất huyết; 3. Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa. Ngày dùng 40-100g dạng thuốc sắc, trẻ em 10-20g. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị eczema, viêm da dị ứng, ngứa da, viêm vú zona, hắc lào, mụn cóc.

Ở Ấn Ðộ người ta dùng Cỏ sửa cho trẻ em bị bệnh đường ruột: Dịch lá dùng trị nấm tóc, rắn cắn và các bệnh ngoài da. Rễ được sử dụng cho người mất kinh

Ðơn thuốc, cách dùng

 

Có thể dùng dưới nhiều dạng. Nếu hãm, lấy 1g cho vào trong 1 chén nước sôi, mỗi ngày uống 2 chén. Hoặc dùng cao lỏng 0,50g - 1,50g hàng ngày. Hoặc dùng cao nước rượu 0,05-0,10g hàng ngày, dạng poxio. Hoặc dùng cồn thuốc 1-3g mỗi ngày. Người ta cũng thường dùng nước nấu cây để chữa bệnh ngoài da hoặc giã đắp ngoài

Ghi chú: Không dùng quá liều vì cây có độc, sẽ gây ỉa chảy và làm tim hoạt động bất thường. Có thể giải độc bằng nước sắc Cam thảo và Kim ngân hoa, mỗi vị 12-16g.

1. Lỵ trực trùng; dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.

2. Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.

3. Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.

Một số bài thuốc thường dùng trong dân gian

Chữa lỵ: Cỏ sữa lá nhỏ 20-50 g (ở người lớn có thể dùng tới 100-150 g). Sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá nhỏ 30 g, rau sam 30 g, sắc uống ngày một thang. Hoặc: Cỏ sữa lá to phối hợp với hoàng đằng, nấu thành cao lỏng để uống.

Chữa lòi dom chảy máu: Cỏ sữa lá nhỏ tươi 80-100 g, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Có thể dùng cây khô sắc uống.

Chữa viêm loét, mụn nhọt ngoài da: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ, giã nát đắp lên tổn thương.

Chữa viêm da mẩn ngứa: Cỏ sữa lá nhỏ lượng vừa đủ giã nát, xoa xát hay nấu nước tắm rửa.

Chữa ho hen: Cỏ sữa lá to 10 g, lá cây bồng bồng 3 lá, lá dâu 20 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

Nguồn: Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh, Sức khỏe & Đời sống

Anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024