Loài khổng lồ: kỷ lục này được lập nên bởi các cây SEQUOIA (Sê-côi-a) thường mọc ở các vùng sa mạc, tên khoa học của chúng là Sequoiadendron giganteum thuộc họ Bách xanh - Cupressaceae, một loài Hạt trần có quan hệ họ hàng với Bách xanh và Pơ mu của Việt Nam. Cây Sequoia lớn nhất (gaint sequioa) được đặt tên là General Sherman (Cây khổng lồ), cẫy này cao cỡ 84,2m (tương đương 276,2ft), chu vi là 31,8m (104,3ft), thân cây vào khoảng 1487m³ - số đo này là cơ sở để nói rằng loài cây này là loài khổng lồ nhất. Đứng hàng thứ nhì là cây George Washington, cũng là một loài Sequoia với thể tích 1355 m³, chiều cao 77,63m (254,7ft), chu vi thân là 30,82m (101,1ft). Tuy nhiên, tháng 9 năm 2003, cây này đã bị sét đánh làm gãy ngọn và sau chiều cao của nó chỉ còn khoảng một nửa.
(Cây khổng lồ - hay General Sherman - lớn nhất thế giới - Sequoiadendron giganteum -hình theo wikimedia)
Loài cây cao nhất: To lớn như Sê-côi-a nhưng đó không phải là loài cao nhất. Kỷ lục về cây cao nhất trước đây được ghi nhận là loài Bạch đàn châu úc - Eucalyptus regnans (thuộc họ Sim - Myrtaceae). Loài cây này được xác định là cao 97m. Tuy nhiên những phát hiện mới nhất đã khẳng định loài cây cao nhất thế giới là một loài anh em với cây khổng lồ trên cũng có "thân hình" không chịu phần kém cạnh, đó là cây Sequoia sempervirens cũng trong họ Bách xanh - Cupressaceae. Cây này đường kính thân đạt tới 8m (26ft) và cao hơn người anh em của nó nhiều, chiều cao tới 115,5m (397,1ft). Cùng với loài trên, chúng đã sống khoảng 2200 năm. Cây này được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Redwoor California, Hoa Kỳ. Cây cao thứ nhì thế giới hiện nay cũng không phải là cây Bạch đàn châu úc mà là cây Thiết sam giả - Pseudotsuga menziesii (thuộc họ Thông -Pinaceae) ở Vườn thực vật Brummit Creek, cây này cao tới 99,4m, cao hơn so với Bạch đàn châu úc 2,4m.
(Cây cao nhất thê giới - Sequoia sempervirens - hình theo wikimedia)
Cây to nhất: cây được cho là to nhất thế giới có chu vi thân là 34,8m (113ft), đó là cây Boole, cũng là một cây Sequoia nhưng cây này đã bị chặt hạ vào khoảng những năm giữa 1892 và 1918. Hiện nay, cây lớn nhất thê giới là General Grant sống ở Vườn Quốc gia King Canyon. Thân của nó có chu vi là 33,5m (109,9ft), cao 82m và đạt khoảng 1320 m³. Với thể tích như vậy, loài này chỉ đứng sau cây khổng lồ ở trên (thể tích 1487 m³) và cây George Washington, cây được mệnh danh là khổng lồ thứ nhì (1355 m³).
(General Gaint - Cây to nhất thê giới - hình theo wikimedia)
Nói về đường kính thân của những cây Sequoia, lấy một ví dụ để hình dung, một số con đường xuyên sa mạc được xây dựng không may nhằm vào gốc của một vài cây này, người ta đã không làm cho đường cong vòng qua gốc cây mà các kỹ sư đã khoét một "đường hầm" xuyên qua gốc cây đó, đảm bảo ít nhất 2 làn xe chạy và cây vẫn chống chọi được với bão cát sa mạc. Một nhà hát ở châu Phi cũng đã được dựng lên bằng vỏ của cây này, nhà hát đó, ngoài sân khấu, giàn nhạc còn chứa thêm được 64 ghế ngồi của thính giả.
Cây có hoa bé nhất: trong thế giới thực vật có hoa, ở Việt Nam, trong những ao đầm nước ngọt ở miền Bắc có một loài cây rất lạ, trông giống như những "hạt" màu xanh trôi nổi trong nước, nhiều người cho rằng đó là Tảo nhưng thực ra, đó lại là một cây có hoa, thường được gọi là Bèo trứng cá, Bèo hột. Tên khoa học của chúng là Wolffia arrhiza, thuộc họ Bèo tấm - Lemnaceae hoặc rộng hơn có thể xếp vào họ Ráy - Araceae, tức là cùng với các loại bèo cái, bèo nhật khác (chi Pistia). Vào mùa sinh sản, cái cây nhỏ bé đó đã mọc ra một bông hoa to gần bằng cơ thể của chúng, màu vàng với 1 nhị và 1 nhụy duy nhất. Kích thước cả cây và hoa cũng chỉ đến 1mm. Sau khi nở hoa, hạt được tạo ra ngay sau đó và cây này chết đi, chỉ còn lại những hạt trôi nổi trong nước và sẽ phát triển thành thế hệ mới ở mùa xuân sang năm.
Cây có lá dài nhất: Chắc chắn khi nói về cây có lá dài nhất thế giới nhiều người cho rằng nó phải nằm trên một cây to nào đó, nhưng thực ra, đối với các loài Bòng bong (Lygodium spp.) thì điều đó là không tưởng. Các loài Bòng bong (Lygodium spp.) thuộc họ Bòng bong (Schizeaceae), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta). Đối với các loài Dương xỉ, lá được mọc ra từ gốc cây, do đó, đối với cây Bòng bong, lá của chúng được tính từ gốc cho đến ngọn, gốc là nơi nó mọc ra, tức là sát mặt đất, còn ngọn của nó là... thật khó để mà tìm ra ngọn của một chiếc lá Bòng bong nếu đi từ gốc bởi gân chính của nó giống như thân của các loài dây leo, nó cuốn, quấn vào các giá thể và lan đi mãi cho tới khi nào "chán" thì thôi. Hai bên chiếc gân chính đó sẽ có những chiếc là thứ cấp, lá này sẽ lại xẻ tua hoặc phân thành lá tam cấp. Phía đầu lá các loài Dương xỉ thường có khả năng vươn dài và vì thế những chiếc lá bòng bong sẽ cứ dài ra mãi cho đến khi nó chuyển thành lá sinh sản, ở mép ngoài của các lá chét tam cấp hình thành nên các nang ổ bào tử. Lúc này, rất nhiều những chiếc lá như thế được công phu "gỡ rối tơ vò" và đo chi li đến từng mét, sơ sơ cũng được cỡ gần 100m, ít nhất cũng là 80m.
Loài hoa lớn nhất thế giới: thuộc về hoa Địa nhãn, có tên khoa học là Rafflesia arnoldii. Đây là loài cây không lá sống ký sinh trong rừng mưa nhiệt đới Đông nam Á. Trên đài hoa là những bộ phận sinh sản của chúng. Còn ở dưới đài hoa là vô số phấn hoa, nếu lấy chúng ra thì có thể đổ đầy vào một chiếc bình nhỏ. Và, thật ngược đời, đối lập với vẻ đẹp quyến rũ của nó lại là…một thứ hương hoa hôi thối như mùi xác chết! Nhưng chính mùi hôi thối này và màu sắc của nó là những tác nhân hấp dẫn côn trùng đến phục vụ cho quá trình thụ phấn của chúng.
(hoa to nhất - Địa nhãn - Rafflesia arnoldii - hình theo greenpeace)
Đây là loài hoa lớn nhất và độc đáo nhất thế giới: có đường kính lên tới 1,5m, có chu vi khoảng 3-4m và nặng tới 10-12 kg. Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Sumatra và Borneo thuộc khu vực Đông Nam Á. Thật lạ đời là Rafflesia arnoldii có hoa to đến là thế nhưng nó lại không có thân, rễ và lá! Nó sống ký sinh trên một loài cây nho (chi Tứ thư - Tetrastigma - họ Nho - Vitaceae). Trước tới nay, các loài thuộc chi Raflesia được xác định là thuộc họ địa nhãn Rafflesiaceae. Gọi là địa nhãn vì hầu hết các loài Rafflesia đều ký sinh trên rễ của các loài thuộc họ Nho (Vitaceae), không có rễ và lá, hoa của chúng mọc chồi lên sát đất và nở ra, trông giống những con mắt (do phần các hoa bên trong cụm hoa tụ lại trong khi phần bên ngoài leo ra, giống như đồng tử và nhãn cầu) trên đất, do đó có tên là Địa nhãn.
Loài cây có hoa cao nhất: kỷ lục này được ho là thuộc về loài Nưa khổng lồ - Amorphophalus titaum - thuộc họ Ráy (Araceae), sống trong rừng Sumatra, Indonesia. Hoa của chúng, thực ra không phải là hoa mà là một cụm hoa với bao mo khổng lồ ở phía ngoài trong như một cái áo. Cụm hoa đó nở trong 2-3 ngày và chỉ nở 3-4 lần trong suốt 40 năm tồn tại. Cái trông giống như những cánh hoa khổng lồ kết nối với nhau lại chính là một cái lá bắc (một chiếc lá chắn) có màu tía. Nó có đường kính dài 1,2m và chiều cao 1,3m. Nằm ở chính giữa nó chính là một cái cuống hoa lớn mang trên mình một cụm hoa nhỏ không phân nhánh, gồm có hoa đực và hoa cái. Những bông hoa ấy cũng có mùi thịt thối và cũng chính cái mùi hôi thối này đã hấp dẫn ruồi nhặng và những con bọ cánh cứng đến giúp chúng thực hiện quá trình thụ phấn.
(Hoa cao nhất - Nưa khổng lồ - Amorphophalus titaum - hình theo Cityofseattle.net)
Cụm hoa lớn nhất: Cụm hoa có phân nhánh lớn nhất thế giới thuộc về loài cây Cọ talipot- Corypha umbraculifera thuộc họ Cau (Arecaceae hay Palmae), cây này có nguồn gốc ở miền nam Ấn Độ và Ceylon (Sri Lanca ngày nay). Loài cây cọ khổng lồ này cao tới 25m, thân cây có đường kính 1,3m, những chiếc lá như những bàn tay xoè ra có đường kính lên tới 5m và chiếc cuống lá dài 4m. Nó có một cụm hoa lớn nhất trong tất cả các loại cây. Cụm hoa này dài tới 6-8m gồm có khoảng vài triệu bông hoa nhỏ mọc trên các nhánh hoa nằm ở trên đỉnh thân cây. Cây cọ Talipot chỉ nở hoa một lần khi nó khoảng 30 đến 80 năm tuổi
Loài cây có hạt sống lâu năm nhất: Hạt giống sống lâu nhất thuộc về hạt Đậu dây Bắc cực. Nó đã nảy mầm sau trải qua hơn 10.000 năm năm dưới lớp băng.
Loài sinh trưởng nhanh nhất: lớn như thổi, đó là giai đoan các loài tre (thuộc phân họ Tre - Bambusoideae, họ Hòa thảo - Poaceae) sinh trưởng nhanh nhất trong cuộc đời - như cha ông ta có câu - Tre già Măng mọc. Trong vòng 24 giời, một cây manh có thể nhú lên khỏi mặt đất rồi đạt kích thước tới 91cm (3 ft).
Loài thọ nhất: Cây sống lâu nhất thế giới thuộc về loài cây bụi Creosote thuộc vùng sa mạc viễn tây nước Mỹ. Chúng mọc thành bụi lớn bởi những cá thể đơn lẻ một vài cây đã có tuổi tới 10.000 năm.
(còn nữa)
Cây có quả lớn nhất:
Cây có hạt lớn nhất:
Cây có rễ lớn nhất: