Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CỔ TRUYỀN

Câu chuyện thú vị về một bài thuốc mang tên Ama-Kông

Cập nhật ngày 7/6/2008 lúc 1:29:00 PM. Số lượt đọc: 972.

Nhiều người trong buôn, khách du lịch đến Buôn Đôn đều muốn vào thăm và hỏi cụ bí quyết để “được làm chồng, làm cha” ở cái tuổi như là “thôi rồi” ấy, cụ cũng thật thà kể lại và cho rằng đó là tác dụng của thuốc bóp gia truyền của cụ.

Ama-Kông năm nay gần 90, ngồi trên bậc cầu thang nhà sàn làm bằng gỗ hương, cụ đang nô đùa với một đứa trẻ kháu khỉnh, bước vào nhà tôi cất tiềng “xin chào hai cụ cháu”, cụ Ama-Kông ngước đôi mắt lên nhăn nheo theo nụ cười “không phải đâu, hai cha con tao đấy”, “ấy, cụ cứ khéo đùa”, “đâu có, tao nói thật đấy, nó là con của tao với con mẹ này này (cụ chỉ tay vào trong nhà, tôi thấy một phụ nữ khoảng chừng 25-30 tuổi đang tẽ bắp, chị nhìn tôi cười rồi lại cúi xuống tiếp tục công việc của mình), nó năm nay mới bốn tuổi thôi”. Tôi như không tin vào mắt mình vì nghĩ rằng người ta làm sao có thể có con được ở cái tuổi thất thập cổ lai hy chứ nói gì ngoại bát tuần. Thấy tôi có vẻ không tin cụ Ama-Kông bèn kể lại chuyện vui của đời mình.

Năm ngoại thất tuần, cụ bà không ở với cụ ông nữa mà về với tổ tiên, còn lại một mình, cụ Ama-Kông ở với con cháu nhưng vẫn thường xuyên vào rừng Yok Đôn tìm kiếm lá thuốc về ngâm rượu theo bài thuốc gia truyền dùng để nắn bóp ngoại thương cho giãn gân cốt. Làm công việc này bao năm nên ngoại thất tuần cụ vẫn còn kiện lắm. Tuy nhiên, trong căn nhà rộng rãi này, cụ ông như lạc lõng vì con cháu theo thời đại, chúng nó đi làm ăn, đi chơi hết, để một mình cụ ở lại nhà, buồn quá, cụ đi tìm rượu uống… rồi một lần, do thiếu rượu uống, cụ đã cầm cái chai rượu thuốc bóp hằng ngày gia truyền đem ra tu… mấy lần rồi thành quen. Được đâu như khoảng 3 tháng gì đó, cụ thấy hình như “thằng em song sinh” của mình đang dần trở lại khỏe mạnh, cụ nghi là do tác dụng của thuốc bóp gia truyền nên tiếp tục “thử” rồi gần một năm sau cụ đòi lấy vợ. Con cháu và cả cái bản mà cụ đã sống và gắn bó hơn bảy mươi năm nay, tất thảy đều bất ngờ và bàn tán xôn xao câu chuyện của cụ, họ cho rằng cụ đang “lẩm cẩm”. Tuy nhiên, cụ nhất mực cho rằng mình muốn lấy vợ nữa nên con cháu đành cúi đầu mà đi tìm cho mình một “bà mẹ kế”, nhưng chẳng ai chịu lấy cụ cả vì cho rằng cụ đã quá già, làm gì còn “sức chiến đấu, lấy về cho khổ một đời đàn bà à”. Nhưng rồi vận may cũng đến với cụ khi một co gái khá trẻ (mới ngoài hai mươi thôi, cụ kể) đã chấp nhận lấy cụ, một là vì nhan sắc “mặn mà” cùa mình, một là “thử” xem lời đồn đại kia là thực hay là hư, nếu là hư thì mình vẫn là con gái, còn nếu là thực thì… biết đâu mình lại được thừa hưởng chút tài sản của cụ ông… nói chung, đó là vận may của cụ Ama-Kông để rồi gần một năm sau ngày “tân hôn”, cụ đã có một đứa con trai để đi khoe với làng xóm và minh oan cho chính bản thân mình.

Nhiều người trong buôn, khách du lịch đến Buôn Đôn đều muốn vào thăm và khi hỏi cụ bí quyết để “được làm chồng, làm cha” ở cái tuổi như là “thồi rồi” ấy, cụ cũng thật thà kể lại và cho rằng đó là tác dụng của thuốc bóp gia truyền của cụ. Mọi người đều bỏ ra rất nhiều tiền để mong cụ bán cho một ít thuốc về để thử nghiệm nhưng rõ ràng tất cả các “đấng quân tử” này đều nói là thử thôi chứ chắc chắn rằng họ chỉ mong “vực dậy tinh thần” cho “thằng em” mình mà thôi. Biết vậy, cụ và con cháu lại vào rừng để tìm hai cây thuốc duy nhất của bài thuốc gia truyền để chế ra rượu và đặt tên “thương hiệu” Ama-Kông để bán cho khách du lịch và các bậc “quân tử thiếu sức sống”.

Cụ kể lại câu chuyện này với tinh thần thật phấn chấn đến nỗi “ông con út” của cụ đái cả ra quần mà cụ cũng không hay.

Tôi ghi lại câu chuyện này và cố gắng âm thầm “kiểm chứng” tác dụng của thuốc qua những anh ban đồng nghiệp và những bạn bè khác của tôi đã mua và được tôi “biếu” món Ama-Kông này xem thế nào, kết quả thật bất ngờ khi những người bạn tôi đều cho rằng nó có tác dụng thật tuy hơi khó uống do mùi vị và chất rượu hơi sệt. Tôi biết chắc rằng cho đến giờ vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về hiệu quả của bài thuốc này nhưng tôi cũng biết chắc rằng nó đã được liệt vào danh sách các bài thuốc của phó giáo sư, tiến sĩ Bảo Huy ở Đại học Tây Nguyên và được “kiểm chứng âm thầm” của bản thân mình vì thế mà tôi đã mua về để tặng, giới thiệu cho rất nhiều anh em dùng nó để “vực lại tinh thần trượng phu”.

Câu chuyện được ghi lại sau chuyến thực địa tại Yok Đôn - Đăk Lăk, tháng 7 năm 2004 của một cán bộ kiểm lâm Yok Đôn.

Bài thuốc Macoong gồm hai loài: Hồng bì rừng (Clausena excavata) và Bán tràng (Hemidescus indicus)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
    TIN BÀI MỚI NHẤT


    ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

    SÁCH THAM KHẢO

    LIÊN KẾT WEBSITE

     
     
     
     
     
     
     

    TỪ KHÓA

    BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
    (©) Copyright 2007-2023