Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm y học cổ truyền của các dân tộc để bảo tồn và phát triển cây thuốc

Cập nhật ngày 6/2/2009 lúc 10:38:00 AM. Số lượt đọc: 2468.

Bảo tồn cây thuốc, hoặc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung cần được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong tương lai, xã hội hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung là một mục tiêu thiết yếu. Để đạt được mục tiêu này, cần gắn bảo tồn cây thuốc với lợi ích người dân và từng bước biến bảo tồn đa dạng sinh học thành hoạt động kinh tế của các hộ gia đình.

Điều tra, nghiên cứu tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc Việt Nam có vai trò quan trọng và hướng tới nhiều mục đích khác nhau. Một trong các mục tiêu đó là góp phần xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho hoạt động bảo tồn nguồn gen các cây làm thuốc của đất nước.

Bảo tồn cây thuốc, hoặc bảo tồn đa dạng sinh học nói chung cần được tiếp cận từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong tương lai, xã hội hoá công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung là một mục tiêu thiết yếu. Để đạt được mục tiêu này, cần gắn bảo tồn cây thuốc với lợi ích người dân và từng bước biến bảo tồn đa dạng sinh học thành hoạt động kinh tế của các hộ gia đình.

Dưới đây trình bày tóm tắt một số nội dung chính và thiết yếu trong lĩnh vực nghiên cứu Thực vật dân tộc trong bảo tồn cây thuốc và một số kỹ thuật trong quá trình thực hiện.

Ý nghĩa việc điều tra, tư liệu hoá tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc

Tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc ở Việt nam đa dạng, độc đáo và phong phú, nhưng tới nay chưa được thu thập và nghiên cứu đầy đủ

Việt Nam với 54 dân tộc có truyền thống văn hoá tập quán khác nhau. Mỗi dân tộc trong quá trình khai thác tự nhiên để tồn tại và phát triển sáng tạo và đã tích luỹ riệng cho mình một hệ thống các tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật để phòng và chữa bệnh.

Với cùng một cây thuốc, các dân tộc có thể sử dụng vào các mục đích chữ bệnh khác nhau, ngược lại để điều trị cùng một bệnh các dân tộc lại sử dụng nhiều loài cây thuốc khác nhau.

Cách sử dụng cây thuốc trong công tác điều trị của các dân tộc nước ta có nhiều nét độc đáo. Ví dụ về cách sử dụng cây thuốc của người Dao: Phương thức sử dụng nước thuốc để ngâm tắm của người Dao để điều trị tới 38 chứng bệnh (Phù, áp huyết cao, thần kinh toạ, rắn cắn, phụ nữ sau khi sinh,…). Đây là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng cả về lý thuyết và thực tiễn; tuy nhiên cho tới nay chúng ta chúng ta còn chưa có điều kiện điều tra, nghiên cứu.

Tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số đang có xu hướng bị lãng quên và biến mất

Xã hội phát triển, thường kéo theo sự lãng quên và xói mòn các kinh nghiệm và tri thức dân tộc truyền thống. Trong khoảng 15 năm vừa qua, đất nước đổi mới và đời sống của nhiều vùng dân cư không ngừng được cải thiện. Đồng thời hệ thống y tế được phát triển trên khắp đất nước với các chính sách ưu đãi các vùng khó khăn. Điều đó làm cho người dân nhiều vùng dân tộc thiểu số không còn tha thiết với việc sử dụng cây thuốc truyền thống. Tỷ lệ bệnh nhân người dân tộc thiểu số sử dụng cây thuốc để chữa bệnh trong những năm vừa qua ở một số khu vực nghiên cứu còn rất thấp: Người Hmông, Xã Sapả huyện Sa Pa, Lào Cai: dùng thuốc dân tộc: 32,43%; Người Cao Lan, xã Đội Cấn, Yên Sơn Tuyên Quang: 46,5%,.

Số lượng các ông lang bà lang người dân tộc ít người giảm nhanh, đặc biệt tầng lớp thanh niên hầu như không còn thiết tha với học hỏi kinh nghiệm y học từ người cao tuổi.

Dược học dân tộc (Ethnopharmacology) có giá trị điều trị độc đáo, hiệu quả và là tiềm năng để sản xuất các loại thuốc đặc hiệu mới

Trên thế giới đây là hướng nghiên cứu ứng dụng được quan tâm từ rất sớm và thu được nhiều thành tựu to lớn. Từ kinh nghiệm sử dụng lá thông (Pinus sylvestris) làm nước uống của thổ dân Bắc Âu đã sản xuất được Vitamine C, từ kinh nghiệm sử dụng rễ cây Ba gạc (Rauvolfia reserpina) của thổ dân Tây Ấn Độ đã sản xuẩt được thuốc an thần Reserpin. Hiện nay nhiều loại thuốc chữa bệnh ung thư, đấi đường, Phì đại tuyến tiền liệt đã và đang nghiên cứu sản xuất từ các tri thức được học dân tộc. Ở nước ta đây là lĩnh vực còn rất ít được nghiên cứu, mặc dù tiềm năng rất lớn.

Điều tra, tư liệu hhoá tri thức, kinh nghiệm và thực trạng sử dụng cây thuốc của các dân tộc là cơ sở để xây dựng các giải pháp quản lý, bảo tồn và sử dụng hiệu quả, bền vững đa dạng sinh học

Mỗi dân tộc do tập quán, kinh nghiệm, nhu cầu khác nhau nên khai thác cây thuốc với số lượng và phương thức khác nhau. Vì vậy, chính sách quản lý tài nguyên cần có sự phù hợp với tập quán và truyền thống của các cộng đồng dân cư. Hơn nữa, từ sự đa dạng, phong phú về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc; chúng ta có thể đề xuất các phương án sử dụng thay thế để nâng cao hiệu quả và lâu bền nguồn tài nguyên cây thuốc. Để thực hiện được mục tiêu này cần phải có nguồn tư liệu đầy đủ về tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc.

Góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn bản sắc văn hoá của các cộng đồng dân tộc Việt Nam

Tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc gắn liền với truyền thống văn hoá và là một phần của mỗi nền văn hoá dân tộc. Bảo tồn tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc chính là góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc Việt Nam.

Một số kỹ thuật thu thập và tư liệu hoá tri thức, kinh nghiệm truyền thống phục vụ bảo tồn cây thuốc

Để có thể tiến hành các hoạt động bảo tồn cây thuốc trong cộng đồng, trước hết cần có nguồn tư liệu đầy đủ và chính xác để xác định các mục tiêu, nội dung và quy mô của Dự án. Ba nhóm phương pháp giới thiệu sau đây là các nhóm phương pháp phổ biến và thường được sử dụng trong thực tiễn.

Kỹ thuật sử dụng phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin trong cộng đồng chủ yếu dựa theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA). Phổ biến nhất trong điều tra thông tin tại cộng đồng là phương pháp phỏng vấn.

Phương pháp phỏng vấn về tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây tthuốc:

Các kỹ thuật sau đây cần lưu ý trong các nghiên cứu cộng đồng:

- Lập nhóm công tác: thông thường có 3-5 người, trong đó cần có một người thông thạo tiếng dân tộc, không nên có người làm nghề thuốc chuyên nghiệp tại địa phương.

- Lựa chọn đối tượng: đối với nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc, đối tượng phỏng vấn nên sử dụng chọn nhóm ưu tiên (các ông lang, bà lang, người cao tuổi; với dân tộc Hmông nên bao gồm cả các thày mo).

- Lựa chọn phương pháp phỏng vấn: nên sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu. Vì như vậy, người điều tra có thể tìm hiểu được sâu sắc và bản chất của vấn đề.

- Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn: ngoài các câu hỏi mục đích (thu thông tin) cần có thêm các câu hỏi tâm lý và câu hỏi kiểm tra. Các nhóm điều tra cần được thống nhất sử dụng một khung các câu hỏi chính và các dự kiến câu hỏi bổ sung trong quá trình công tác.

- Các yêu cầu khi tiến hành thu thập thông tin:

· Trước khi phỏng vấn cần nói rõ cho người dân mục đích, nội dung và giới hạn của cuộc trao đổi.

· Người dân tự nguyện tham gia và chia sẻ thông tin.

· Không nên cùng lúc phỏng vấn ông/bà lang về kinh nghiệm sử dụng cây thuốc và các bài thuốc.

· Tôn trọng thông tin của các thành viên trong cộng đồng

· Lắng nghe và không gợi ý và phủ nhận thông tin.

· Khuyến khích các thành viên tham gia có trọng tâm, chia sẻ tri thức, cùng nhau phân tích những tri thức.

Các phương pháp khác:

Ngoài phương pháp phỏng vấn, trong nghiên cứu cây thuốc và dược học dân tộc còn sử dụng phương pháp lập phiếu điều tra, tái hiện, quan sát thực tế,. Đây là các phương pháp đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có các chuyên gia tham gia.

Phương pháp thu thập và ghi chép mẫu vật

Khác với việc thu thập mẫu vật trong nghiên cứu thực vật học truyền thống (botany), việc thu thập mẫu vật trong nghiên cứu cây thuốc dân tộc thường gặp các khó khăn sau:

- Mẫu vật (cây thuốc hoặc vị thuốc) trong điều tra cây thuốc dân tộc thường không đủ quy chuẩn cho phân loại.

- Mẫu vật có thể không có nguồn gốc tại nơi nghiên cứu hoặc không có điều kiện xác minh ngay trong thời gian nghiên cứu hiện trường.

Để khắc phục các khó khăn trên, các cán bộ điều tra sử dụng hai kỹ thuật sau đây:

a. Làm mẫu tiêu bản nhỏ: là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loại (thiếu hoa quả) với kích thước nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh đối chiếu trong các đợt điều tra sau này. Kích thước thường khoảng 30x20 cm, nhưng có thể nhận dạng.

b. Mô tả mẫu vật: nhiều mẫu vật chỉ thu được là các cành lá không hoa quả, hoặc các đoạn thân cành, lát cắt, Trong trường hợp này việc mô tả mẫu vật có vai trò hết sức quan trọng. Một số loài thực vật có thể nhận diện chính xác thông qua mô tả một số đặc điểm mô tả: Chi Heterostema (họ Thiên lý) có thể nhận dạng qua hình dạng thân, Hai loài Coptis có thể phân biệt chỉ bằng phiến lá, Mô tả mẫu vật cần lựa chọn các đặc điểm khác biệt hoặc khác thường để dễ tra cứu trong các nghiên cứu sau này.

Ví dụ: lá: hình dạng, mọc đối hay cách, có lá kèm hay không, có tuyến hoặc không, mùi thơm,.... Thân: đặc điểm, màu sắc vỏ, lát cắt ngang,..

Phương pháp đánh giá số liệu điều tra

- Đánh giá các số liệu số lượng: Thường sử dụng để đánh giá số lượng về thành phần loài câyu thuốc truyền thống trong mỗi khu vực. Hai phương pháp sử dụng phổ biến được sử dụng hiện nay gồm:

- Phương pháp đường cong tích luỹ: Số liệu điều tra (phỏng vấn) được cộng dồn và biểu thị trên đồ thị, tại toạ độ đường biểu diễn tiếp tuyến (nằm ngang) số liệu đã đạt cực đại và có thể ngừng điều tra.

- Phương pháp đồng nhất số liệu: Thành lập hai nhóm điều tra hoạt động độc lập nhau, khi nào số liệu của hai nhóm đồng nhất (bằng nhau) có thể kết thúc điều tra.

- Phương pháp xác định giá trị tin cậy: thông tin về công dụng của cây thuốc thường được đánh giá qua tần suất thông tin, theo công thức do Fredmann đề nghị:

FV = Ip/Iu

Trong đó: Fv: Giá trị tin cậy của thông tin, Ip: Số người giới thiệu một công dụng nào đó của một loài, Iu: Tổng số người giới thiệu công dụng của cây đó với bất kỳ công dụng nào.

Ngoài ra, có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn kiểm tra, trao đổi nhóm để loại bỏ thông tin mơ hồ.

Tiến trình hoạt động bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng

Nhìn chung, để hoạt động bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng cần được tiến hành theo 3 bước chính sau đây:

Bước 1:. Xác định đối tượng cần bảo tồn và ưu tiên bảo tồn.

Thực chất là xác định cấc loài cây thuốc trong khu vực bị đe doạ cần được bảo tồn và trong số đó loài nào cần phải khẩn trương bảo tồn và có thể bảo tồn được.

Để xác định các loài cần đượcc bảo tồn thường dựa theo phương pháp cho điểm theo các tiêu chí sau:

- Mức độ quý hiếm trong tự nhiên: từ 1 điểm (có nhiều) đến 10 điểm (rất hiếm)

- Mức độ bị khai thác: từ 1 điểm (ít khai thác) tới 10 điểm (thường xuyên với số lượng lớn)

Lựa chọn các loài ưu tiên bảo tồn trong cộng đồng, từ kết quả các loài đã xác định cần bảo tồn trong khu vực, việc lựa chọn các loài được ưu tiên bảo tồn trong cộng đồng dựa theo các tiêu chí sau:

- Thường xuyên bị khai thác vì mục đích thương mại.

- Có nhu cầu sử dụng lớn trong cộng đồng.

- Nguyện vọng của người dân địa phương đối với phát triển đối tượng

Bước 2: Lựa chọn mô hình bảo tồn và nhóm tham gia

Hiện nay các mô hình bảo tồn cây thuốc thích hợp nhất là: vườn hộ gia đình và vườn rừng. Trong mỗi mô hình chỉ thích hợp với một số loài cây thuốc cụ thể. Với một số loài không thích hợp với các mô hình nêu trên (Thalichtrum pilosum,..), cần có phương thức bảo tồn khác thích hợp hơn (các khu bảo tồn quốc gia, các vườn quốc gia).

Các dân tộc nước ta hiện còn ảnh hưởng của nhiều nền nông nghiệp dân tộc khác nhau, vì vậy xác định mô hình bảo tồn thích hợp cho mỗi dân tộc (cho dù trong một địa bàn) có vai trò hết sức quan trọng. Cơ sở chủ yếu của lựa chọn này dựa trên các đặc tính nông nghiệp dân tộc học. Kết quả nghiên cứu những năm qua cho thấy:

- Mô hình vườn cây thuốc: thích hợp với các dân tộc Hmông, Tày, Thái, Mường,..

- Mô hình bảo tồn cây thuốc trong vườn rừng: thích hợp với người Dao, Hmông,…

Bước 3: Nghiên cứu và triển khai bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng

Trong quá trình triển khai công tác bảo tồn cây thuốc tại cộng đồng, các nội dung sau đây cần được được quan tâm để đảm bảo thành công:

Nghiên cứu tính thích nghi của thực vật: Để đảm bảo khả năng thành công trong các nghiên cứu bảo tồn cây thuốc theo phương thức bảo tồn chuyển vị (ex situ) hai lý thuyết có hiệu quả cao trong áp dụng thực tiễn là lý thuyết Tương đồng sinh thái nông nghiệp và Tổ hợp loài.

Nghiên cứu các kỹ thuật phục vụ bảo tồn và phát triển cây thuốc:gồm kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản.

Triển khai xây dựng các mô hình baỏ tồn cây thuốc tại cộng đồng. Đối với bảo tồn cây thuốc, nhất là các loài cây thuốc quý hiếm cần kết hợp bảo tồn với các mô hình phát triển kinh tế truyền thống (ví dụ: bảo tồn cây thuốc với phát triển thảo quả trong vườn rừng của người Dao, phát triển cây thuốc trong vườn cây ăn quả của người Hmông,..).

Biên soạn tài liệu và tổ chức tập huấn cho cộng đồng. Cần có sự phù hợp về nội dung tài liệu với từng đối nhóm tượng. Tài liẹu ngắn gọn, thiết thực và diễn đạt dễ hiểu.

Đánh giá hiệu quả mô hình bảo tồn và tổ chức nhân rộng trong cộng đồng.

Kết luận

Bảo tồn cây thuốc trong cộng đồng là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng, thực chất đây là công tác xã hội hoá công tác bảo tồn. Đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, cần có sự hoàn thiện hơn nữa trong tương lai cả về phương pháp luận và hoạt động thực tiễn.

Phụ lục. Một số mẫu phiếu điều tra để tham khảo

Mẫu số 1.

PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ – XÃ HỘI

Địa điểm:………………………………………………....

Ngày…/…/ 200...

Số……

Các chi tiết nhân sự phỏng vấn:

1. Họ tên người phỏng vấn

 

Chữ ký:

2. Họ tên người ghi ghép

 

Chữ ký:

3. Họ tên người trả lời thứ nhất

 

Chữ ký:

4. Họ tên người trả lời thứ hai:

 

Chữ ký:

Các chi tiết hộ gia đình:

1. Số gia đình cùng sống chung:

2. Số đơn vị kinh tế độc lập:

 

Nam

Nữ

1. Tên chủ hộ:

 

 

2. Dân tộc:

 

 

3. Số nhân khẩu của hộ: 3.1. Tổng số người

 3.2. Người trong g.đình

 3.3. Họ hàng

 3.4. Khác

........................

……………..

………………

………………..

 

…..

……….

………

………...

Nhà ở, xưởng, kho tàng:

2. Các tiêu chí

Số lượng

Diện tích

Mô tả (cấp, kiến trúc,

2.1.Diện tích nhà ỏ

 

 

 

2.2. Nhà kho

 

 

 

2.3. Chuồng trại (m2)

 

 

 

2.4. Xưởng chế biến

 

 

 

Đất đai và sản xuất (nông nghiệp):

 

Tài sản

Diện tích, ha

Diện tích sản xuất,ha

DT sử dụng (ha)/ và thu nhập ( đ)

 

1

2

3

1

2

3

T.số

3.1

Tổng diện tích lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.1

Đất lúa nước 1 vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.2

Đất lúa nước 2 vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.3

Đất bỏ hoang

 

 

 

 

 

 

 

 

3. 2. 1

Nương lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

3. 2.2

Nương sắn,..*

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3.1

Vườn rau

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3.2

Vườn cây ăn quả

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Vườn rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

(* khoai sọ, kê, lạc….)

Sản phẩm hái lượm, săn bắt:

4

Sản phẩm

Kg/năm

đ./năm

 

3.8

 

 

4.1

Tre nứa, mây..

 

 

 

3.9

Tôm cua,…

 

 

4.2

Rau quả

 

 

 

3.10

đ.v. hoang dã

 

 

4.3

Cây thuốc

 

 

 

3.11

 

 

 

4.4

Củi

 

 

 

 

 

 

 

4.5

Cây thuỷ sinh

 

 

 

 

 

 

 

4.6

 

 

 

 

 

 

 

 

Thu nhập bằng tiền

7

Thu nhập

Tổng số (đ)

 

 

 

 

7.1

Tiền thu từ thóc

 

 

7.9

Tiền lương

 

7.2

Tiền bán rau

 

 

7.10

Tiền làm dịch vụ

 

7.3

Tiền hoa quả

 

 

1.11

Tiền làm thuê

 

7.4

Tiền bán các cây trồng khác

 

 

7.12

Tiền lãi ngân hàng

 

7.5

Tiền bán các cây do thu hái

 

 

7.13

Tiền trợ cấp

 

7.6

Tiền thu do chăn nuôi

 

 

7.14

Tiền tài trợ (dự án,…)

 

7.7

Tiền thu do săn bắt

 

 

7.15

Tiền chăm sóc rừng

 

7.8

 

 

 

 

 

 

Phân tích cấu trúc thu nhập

8

Nguồn thu nhập

Số tiền (đ.)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

8.1

 Sản xuất từ cây trồng

 

 

 

8.2

Chăn nuôi

 

 

 

8.3

Khai thác lâm sản (thực vật)

 

 

 

8.4

Săn bắt động vật

 

 

 

8.5

Khoanh nuôi , bảo vệ, trồng rừng

 

 

 

8.6

Lương, phụ cấp do công việc

 

 

 

8.7

Thu nhập từ làm dịch vụ

 

 

 

8.8

Thu nhập từ làm thuê (sức lao động)

 

 

 

8.9

Trợ cấp

 

 

 

8.10

Các khoản thu khác*

 

 

 

 

Tổng số

 

100

 

* lãi ngân hàng, tiền cho thuê nhà, quà tặng, tài trợ của chương trình phát triển,…. 

Phân tích sản xuất, khai thác và sử dụng cây thuốc

 

TT

 

Tên cây thuốc

Nguồn cung cấp (kg hoặc đồng/năm)

Mục đích sử dụng và giá trị (kg hoặc đồng/năm)

Trồng

khai thác

 sử dụng

để bán

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

(Nếu thiếu ghi tiếp vào tờ khác, đính kèm và đánh dấu vào ô vuông □)

Mẫu số 2.

PHIẾU ĐIỀU TRA TRI THỨC DÂN TỘC VỀ CÂY THUỐC

(Người điều tra điền dấu X vào ô trống (□) thích hợp)

Số phiếu (dùng 4 chữ số): …………

A. SƠ LƯỢC VỀ NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

 Họ và tên:......................................... Tuổi:............. Nam □, Nữ □

 Dân tộc:.........................................................................................

 Địa chỉ: Bản (xóm):............, xã:..............., huyện:..........., tỉnh:...............

 Nghề nghiệp (chính / phụ):

 Trình độ văn hoá:.............., chuyên môn (nếu có):...............................

 Hoàn cảnh có được tri thức về cây thuốc:

-  Do người trong dòng tộc truyền lại □

học từ người khác
tự tìm tòi và phát triển được
cách khác:..........................................................................

- Thời gian làm nghề liên quan đến tri thức về cây thuốc:

- Thu thập từ cây thuốc:

hàng ngày
mỗi phiên chợ
chỉ khi có người yêu cầu

- Mức thu nhập cụ thể từ mỗi thang thuốc............................................

Quy ra cho một tháng/ một năm:...................................................

 

B. NHỮNG THÔNG TIN VỀ TRI THỨC DÂN TỘC CỦA MỘT CÂY THUỐC

1. Tên cây (theo tiếng địa phương của các dân tộc ở miền Bắc)…………………………..

Tiếng dân tộc nào? Cao lan , Dao(Mán) , Giáy , Hà nhì , Kháng , Khơ mú □, La chí , La hủ , Lô lô , H’mông (Mèo) , Mường , Nùng , Sán dìu , Tày , Thái , Thổ , dân tộc khác (ghi cụ thể):……………………………………………..........
Nghĩa và ý nghĩa của tên gọi:………………………………………………………

2. Bộ phận được sử dụng: toàn cây , cành , lá , hoa , quả , hạt , thân , vỏ thân , gỗ , rễ , vỏ rễ , hoặc các sản phẩm khác từ cây (ghi cụ thể):

3. Cách thu hái:

- Thời gian: bất kỳ , sáng sớm , lúc nửa mùa , trưa , chiều , chập tối , đêm
Mùa: xuân , hạ , thu , đông , quanh năm
- Thời tiết: bất kỳ , lúc mưa , nắng , râm
- Trạng thái cây: lúc non , già , lúc có hoa , lúc có quả , mọi trạng thái , trạng thái khác (ghi cụ thể):.....................................

4. Chế biến:

- Dùng tươi , phơi khô , sấy khô , sao vàng , hơ nóng , nướng , nung , đốt thành than , nấu thành cao , chế thành viên tễ ,
- Băm nhỏ , giã , nghiền , tán bột , nhai , ép lọc lấy nước , chưng cất
- Hãm hay pha , đun sôi , sắc , ngâm rượu ,
-
Các cách khác (ghi cụ thể):..........................................................................

5. Công dụng: làm thuốc □, hay cây độc □, khác (ghi cụ thể): □; Bồi bổ cơ thể □

Hoặc chữa các bệnh thuộc:

- Hệ bài tiết: đái đường □, đái ra máu □, đái són (đái nhắt) □, lợi tiểu □, sỏi bàng quang □, sỏi thận □, vàng da □, viêm gan □, viêm thận □.
- Hệ thần kinh: an thần-ngủ □, động kinh □, suy nhược thần kinh □. 
- Hệ tiêu hóa: đau dạ dày □, lị □, nhuận tràng (táo bón) □, rối loạn hệ tiêu hóa □, tẩy □, tiêu chảy □.
- Hệ tuân hoàn: cầm máu □, huyết áp cao □, thiếu máu □, xơ cứng động mạch (do thừa colesterol) □, xuất huyết não □.
- Bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh khó chữa: bán thân bất toại □, dịch hạch □, giang mai-hoa liễu □, lao phổi □, lao hạch (tràng nhạc) □, lậu □, nhồi máu cơ tim □, phong-hủi □, sốt rét □, tai biến mạch máu não □, tổ đỉa □, thương hàn □, xơ gan cổ trướng □.
- Ung thư (các dạng): bạch huyết □, ung thư dạ dày □, ung thư gan □, khối u ở não □, ung thư tuyến tiền liệt □, ung thư tử cung □, ung thư vòm họng □, ung thư vú □.
- Bệnh thông thường: bướu cổ □, cảm cúm □, cảm nắng □, chảy máu cam □, đau mắt □, đau nhức răng □, đổ máu cam □, ho □, ho ra máu □, ổ gà □, phù nề □, quai bị □, sai khớp-bong gân □, sâu quảng □, thiên đầu thống □, trĩ (loi dom) □, viêm cơ □, viêm cuống phổi (phế quản) □, viêm họng □, viêm khí quản □.
- Bệnh phụ nữ: an thai □, ap-se (sưng) vú □, bạch đới □, băng huyết □, điều kinh □, lợi sữa □, rong kinh □, viêm đường tiết liệu □, các bệnh liên quan đến thai sản (ghi cụ thể):…….
- Bệnh trẻ em: bạch hầu □, bại liệt □, cam tích □, chốc đầu □, đậu mùa □, ho gà □, mọc kê □, phát ban □, sởi □, thủy đậu □, tưa lưỡi □, uốn ván □, đi tả □, khác (ghi cụ thể):……
- Bệnh mãn tính, kinh niên: hen □, suyễn □, thấp khớp □.
- Diệt động vật gây hại: bọ chét □, chấy rận □, chuột □, giòi bọ □, giun sán □, muỗi □, ruồi □.
- Tai nạn: bỏng □, gẫy xương □, vết thương do đâm chém □.
- Thuốc kế hoạch hóa gia đình: ngừa thai □, chữa vô sinh □, liệt dương □, di mộng tinh □, sảy thai □.
- Thuốc cai nghiện: cai nghiện thuốc phiện □, thuốc lá □, các dạng ma túy khác □. 

Các công dụng chữa các bệnh khác chưa thống kê ở trên (ghi cụ thể):……………

Dùng riêng một loài □ hay phối hợp với các loài khác □. Nếu phối hợp nhiều loài thì ghi chép tóm tắt bài thuốc như sau (số 1 dành cho loài đang nghiên cứu); các loài khác ghi vào phiếu phụ (mục “Phần ghi thêm về các loài cây trong bài thuốc cùng số”) kèm theo:

Số TT

Tên cây

Bộ phận dùng

Thu hái và sơ chế

Tỷ lệ

1

2

3

4

5

 

 

 

 

(Nếu nhiều hơn 5 loài, ghi tiếp vào tờ giấy riêng, đính kèm theo và đánh dấu vào ô trống □)

6. Cách sử dụng:

- Sắc □,ngân rượu □,tán bột □, giã tươi □ , khác (ghi cụ thể):…………………………

- Dùng trong: uống □, nhai nuốt nước;

- Dùng ngoài: tắm □, xông □, bôi □, đắp □, bó rịt □, xoa bóp □, xúc miệng □, chỉ ngậm không nuốt nước □; các cách khác (ghi cụ thể):

7. Liều lượng dùng trong một lần:

- chung cho mọi đối tượng:

- người lớn:

- trẻ em:

- phụ nữ có chửa hoặc đang nuôi con nhỏ:

- các trường hợp đặc biệt khác:

8. Thời gian chữa trị (số ngày cụ thể hoặc số lượng thang thuốc phải dùng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng): 

9. Kiêng kị trong thời gian đang dùng thuốc (nều có):

10. Hiệu quả chữa trị (số người):

- đã được chữa khỏi hoàn toàn: ( );

- đỡ một phần: ( );

- không khỏi: ( );

- bị tai biến hoặc có hậu quả xấu: ( );

- nguyên nhân không chữa khỏi hoặc bị tai biến:………………………………..............

11. Địa chỉ một số bệnh nhân đã sử dụng thuốc:

Họ tên:……………………...... Địa chỉ/điện thoại: …………………….......................

Họ tên:……………………….... Địa chỉ/điện thoại: ………………………………..............

Họ tên:……………………….... Địa chỉ/điện thoại: …………………………………….........

 

C. GHI CHÉP VỀ LOÀI CÂY (do cán bộ thu thập thông tin thực hiện):

1. Tên cây (nếu biết):

- Tên Việt Nam thường dùng:
- Tên khoa học:
- Họ thực vật:

2. Mô tả tóm tắt về hình thái:

- Dạng sống: cỏ đứng □, cỏ leo □, cây ký sinh □, cây phụ sinh □, cây bụi □, cây gỗ □, dây leo gỗ □, dạng sống khác (ghi cụ thể):
- Kích thước: chiều cao: m; đường kính (đối với các cây bụi và cây gỗ: cm.
- Tóm tắt về màu sắc của hoa quả khi còn tươi:…………………………………………..

3. Tóm tắt về nơi sống và độ phong phú:

- Nơi sống: trong rừng □, ven rừng □, ven đường □, dựa suối □, bãi cỏ □, ruộng □, trên đất □,trên đá □,nơi khác (ghi cụ thể):

+  Độ cao (so với mặt biển):
+ Tọa độ:

- Độ phong phú quan sát thấy trong khu vực điều tra: rất hiếm □, tương đối ít □, khá phổ biến □, phổ biến □, rất phổ biến □.
- So với 5 năm trước: không thay đổi □, ít đi □, tăng lên □,không còn gặp □.

D. THU THẬP MẪU VẬT:

Mẫu vật làm thuốc (số lượng đủ cho 1 thang - 1 lần chữa bệnh). Nếu là bài thuốc nhiều loài thì thu đủ số lượng cần thiết của mỗi loài, để riêng từng loài trong các túi nhỏ rồi đưa vào 1 túi chung.

Tiêu bản thực vật (cần thu 3-5 mẫu, đủ tiêu chuẩn phân loại - cố gắng thu mẫu có cả hoa quả hoặc 1 trong 2).

Mã hóa các vật mẫu làm thuốc và tiêu bản thực vật; chụp ảnh chúng (quay băng video quang cảnh vùng thu mẫu nếu cần và có thể). Mã số mẫu vật trùng với mã số tiêu bản.

Mô tả các đặc điểm các mẫu vật để nhận dạng (đối với các mẫu không xác định được tên khoa học): .............................................................................................

Người cung cấp tin ký tên dưới đây đồng ý để các thông tin được sử dụng trong mọi trường hợp

 

 

.........................................

Ngày thu thập thông tin: Ngày . tháng năm 200..

NGƯỜI THU THẬP THÔNG TIN

 

 

 

 

.....................................................

(ký, ghi rõ họ và tên)

 

PHẦN GHI THÊM VỀ CÁC LOÀI CÂY TRONG BÀI THUỐC

số ………………… (Số hiệu bài thuốc trùng với số hiệu loài thứ nhất)

Loài số ….

1. Tên cây:

- Tên bằng tiếng dân tộc:
- Dịch nghĩa:
- Tên Việt Nam thường dùng:
- Tên khoa học: Họ thực vật:

2. Mô tả tóm tắt về hình thái:

-  Dạng sống: cỏ đứng □, cỏ leo □, cây ký sinh □, cây phụ sinh □, cây bụi □, cây gỗ □, dây leo gỗ □, dạng sống khác (ghi cụ thể):
-  Kích thước: chiều cao: m; đường kính (đối với các cây bụi và cây gỗ): cm.
-  Tóm tắt về màu sắc của hoa quả khi còn tươi:
-
Đặc điểm nhận dạng đặc biệt (khi không đủ tiêu chuẩn phân loại):

3. Tóm tắt về nơi sống và độ phong phú:

- Nơi sống: trong rừng □, ven rừng □, ven đường □, dựa suối □, bãi cỏ □, ruộng □, trên đất □,trên đá □,nơi khác (ghi cụ thể):

+ Độ cao (so với mặt biển) 
+ Tọa độ:

- Độ phong phú quan sát thấy trong khu vực điều tra: rất hiếm □, tương đối ít □, khá phổ biến □, phổ biến □, rất phổ biến □.
- So với 5 năm trước: không thay đổi □, ít đi □, tăng lên □,không còn gặp □.

Loài số…..

Tên cây (nếu biết):

- Tên bằng tiếng dân tộc:

Dịch nghĩa:

- Tên Việt Nam thường dùng:
- Tên khoa học: Họ thực vật:

2. Mô tả tóm tắt về hình thái:

- Dạng sống: cỏ đứng □, cỏ leo □, cây ký sinh □, cây phụ sinh □, cây bụi □, cây gỗ □, dây leo gỗ □, dạng sống khác (ghi cụ thể):
- Kích thước: chiều cao: m; đường kính (đối với các cây bụi và cây gỗ): cm.
- Tóm tắt về màu sắc của hoa quả khi còn tươi:

Đặc điểm nhận dạng đặc biệt (khi không đủ tiêu chuẩn phân loại)

3. Tóm tắt về nơi sống và độ phong phú:

- Nơi sống: trong rừng □, ven rừng □, ven đường □, dựa suối □, bãi cỏ □, ruộng □, trên đất □,trên đá □,nơi khác (ghi cụ thể):

+  Độ cao (so với mặt biển)
+ Tọa độ:

- Độ phong phú quan sát thấy trong khu vực điều tra: rất hiếm □, tương đối ít □, khá phổ biến □, phổ biến □, rất phổ biến □.
- So với 5 năm trước: không thay đổi □, ít đi □, tăng lên □,không còn gặp □.

Lưu Đàm Cư
Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

 

 

Thanh.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025