Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Thuốc chữa bệnh “yếu” cho giới mày râu bằng cây hoang dại

Cập nhật ngày 9/1/2009 lúc 10:27:00 AM. Số lượt đọc: 931.

Đó là đề tài Nghiên cứu các giải pháp công nghệ sinh học sản xuất các chế phẩm y sinh học đặc thù để bảo vệ sức khỏe nhân dân từ nguồn tài nguyên sinh vật Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dao

Bà đang công tác tại Viện Công nghệ sinh học – Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, hiện đang chủ nhiệm. Bà vừa được Nhà nước trao giải Công trình khoa học có kết quả nổi bật giai đoạn 2000 –2005.

Các nhà khoa học Việt Nam vừa điều chế thành công một loại thuốc tăng cường sinh lý cho nam giới từ cây hoang dại trong nước.

“Hoạt chất Tribulus Terrestris L tìm thấy trong cây tật lê có khả năng cải thiện tình trạng yếu sinh lý ở nam giới. Tuy nhiên, nguồn tật lê nhập từ Trung Quốc mỗi năm 2,5 tấn ngày càng trở nên khan hiếm” – PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Dao (Viện Công nghệ sinh học) cho biết.

Sau nhiều năm tìm kiếm, các nhà khoa học phát hiện cây tật lê mọc hoang rất nhiều ở vùng Bình Thuận. Lần đầu tiên ở Việt Nam có một cuộc khảo sát quy mô về trữ lượng cây và hàm lượng chất Tribulus trong cây tật lê mọc hoang.

Cuối cùng, các nhà khoa học chứng minh có thể trồng trọt thu hoạch cây tật lê này làm thuốc với hàm lượng chất Tribulus cao tương đương tật lê ngoại, đưa vào sản phẩm thuốc Tribulus, Uphaton điều trị chứng yếu sinh lý ở nam giới.

Tật lê mọc hoang được mang về thuần hóa trên một diện tích 1 ha ở Mũi Né, Phan Thiết, đã thu hoạch được hai vụ. Hai sản phẩm Tribulus và Uphaton được Bộ Y tế cấp phép lưu hành rộng rãi trên cả nước.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dao cùng cộng sự cũng đưa được cây cúc gai và hoàng liên gai - hiện nằm trong Sách đỏ Việt Nam – ra trồng ở vườm ươm Hà Nội và Tam Đảo – nơi khí hậu không thuận lợi với giống gốc - trong mùa thu đông.

Các nhà khoa học khẳng định hàm lượng Silymarin trong cúc gai trồng ở Hà Nội không khác với trồng ở  Sa Pa và giống mới nhập ở Đức. Họ chứng minh có thể sản xuất thuốc chống xơ gan, chống oxy hóa bằng nguyên liệu cúc gai trong nước và có thể trồng dược liệu này ở đồng bằng, thu hoạch dễ dàng.

Ngoài ra, các nhà khoa học Việt Nam lần đầu tiên chiết xuất được peptide kháng khuẩn tinh khiết từ hạt gấc và tạo được chế phẩm dạng đông khô để thử nghiệm; phát hiện, tách chiết được hoạt chất chống vi khuẩn sâu răng mạnh từ vỏ quả măng cụt; tách chiết các hoạt chất tăng cường nội tiết tố nữ từ sắn dây, đậu tương và bào chế thuốc bổ từ động vật biển như hải long, cầu gai…

“Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm, khôi phục những bài thuốc dân gian quí giá đang có nguy cơ bị thất truyền từ nguồn động thực vật phong phú của Việt Nam để bảo vệ sức khỏe nhân dân” – PGS. TS Dao quả quyết.

(theo Vietbao.vn)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025