Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CỔ TRUYỀN

Tác dụng làm tô thắm thêm nét đẹp của Pơ lang

Cập nhật ngày 11/6/2008 lúc 5:17:00 PM. Số lượt đọc: 703.

Hoa Gạo hay còn gọi là Mộc miên, Pơ lang, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp lộng lẫy, chói lọi nơi núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên mà nó còn có những cái đẹp khác để không phải là "tốt gỗ hơn tốt nước sơn"...

Pơ lang còn có tên gọi khác là Hoa gạo (miền Bắc) hay Mộc miên (theo tiếng Thái ở Tây Bắc Việt Nam), ngoài ra còn một số tên khác như Cổ bối, Ban chi hoa, Anh hùng thụ.... Tên khoa học là Gossampinus malabarica (DC). Merr., thuộc họ Gạo- Bombacaceae. Cây gạo là loại cây to cao tới 14-15m và hơn nữa, mọc hoang ở trong rừng, hoặc trồng ở ven đường lấy bóng mát, tại nhiều tỉnh miền Bắc. Lá kép chân vịt với 5-8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài 9-15cm, rộng 4-5cm, sớm rụng. Hoa đỏ, nhiều, mọc trên những cànnh nhỏ trước khi có lá non

Hoa gạo đi vào văn hóa Việt Nam không chỉ bởi nét đẹp bề ngoài, như sắc thắm ở vung Tây Bắc hay nét chói lọi ở vùng Tây Nguyên mà nó còn đi vào tâm hồn người Việt với các câu ca dao tục ngữ như "Bao giờ cho đến tháng ba, hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn", cây gạo ở đầu làng tiễn chân bao thế hệ cha anh lên đường bảo vệ tổ quốc, xây dựng đất nước, Pơ lang sát cánh cùng dân tộc trong cuộc chiến chống Mỹ giành độc lập thống nhất "Em là hoa Pơ lang ...  thứ hoa buôn làng quý ... đẹp nhất rừng Tây Nguyên" Không những thế, từ những kinh nghiệm đúc kết được của cha ông để lại, cùng với những khảo cứu hiện đại cho thấy Hoa gạo hay Mộc miên, Pơ lang còn có nhiều tác dụng trong y học.

Theo dược học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật đả...

Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, thường dùng để trị đi lỏng, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương...

Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, cầm máu, se vết thương, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, kiết lỵ phân có máu, lao hạch, sưng vú sau khi sinh con, tổn thương do trật đả.

Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chỉ tác dụng của Pơ lang / Hoa gạo:

Viêm khí phế quản cấp tính: Rễ gạo 30 g sắc uống.

- Ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15 g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15 g, tang bạch bì 10 g, sắc uống.

- Nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100 g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.

- Ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

- Viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30 g, sắc uống. Hoặc: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30 g, rễ cây lưỡng diện châm (Zanthoxylum nitidum) 6 g, sắc uống.

- Lỵ trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60 g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Hoặc: Hoa gạo 15 g, kim ngân hoa 15 g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15 g, sắc uống. Hoặc: Hoa gạo 15-30 g sắc kỹ, chia uống 3 lần trong ngày.

- Sưng đau vú sau khi sinh con: Hạt cây gạo 10 g, sao vàng sắc uống.

- Trẻ em sốt cao vào mùa hè: Hoa gạo 6 g, sắc kỹ, chế thêm chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

- Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30-60 g, sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 15 g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.

- Tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10 g, kim ngân dây 20 g, hạ khô thảo 20 g, sắc với 750 ml nước, cô còn 300 ml, chia uống 3 lần trong ngày.

- Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc: Vỏ thân cây gạo 100 g, củ nghệ vàng già 100 g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.

- Ngứa vùng hậu môn sinh dục: Vỏ thân cây gạo sắc lấy nước ngâm rửa nơi bị bệnh.

- Trĩ xuất huyết: Hoa gạo 20 g, quyển bá 10 g, hòe hoa 15 g, sắc uống.

- Bong gân: Vỏ cây gạo 16 g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16 g (sao vàng), sắc với 750 ml nước, cô còn 250 ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc: Rau má tươi, vỏ thân cây gạo tươi, vòi voi tươi và bồ công anh tươi, bốn thứ lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nát, bó vào nơi bị bệnh.

- Gãy xương: Sau khi nắn chỉnh ổ gãy, dùng vỏ rễ cây gạo tươi rửa sạch, giã nát, bó vào vị trí gãy xương, 2 ngày thay 1 lần.

anhtai.bvn (sưu tầm và biên soạn)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023