Khảo nghiệm giống cây trồng mới
1. Giống cây trồng mới chon, tạo hoặc nhập khẩu chưa có tên trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh chỉ được đưa vào danh mục này khi đã qua khảo nghiệm và được công nhận.
2. Hình thức khảo nghiệm giống cây trồng mới bao gồm:
a) Khảo nghiệm quốc gia đối với giống cây trồng mới của những cây trồng thuộc danh mục gống cây trồng chính được chon, tạo tại Việt Nam và giống nhập khẩu chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh;
b) Tác giả tự khảo nghiệm và chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đối với giống của các cây trồng khác
3. Nội dung khảo nghiêm
Bao gồm:
a) Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định(khảo nghiệm DUS)
b) Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng(khảo nghiệm VCU).
4. Trình tự, thủ tục khảo nghiệm quốc gia được thực hiện thư sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới nộp hồ sơ đăng ký khảo nghiệm cho cơ sở khảo nghiệm được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ thuỷ sản công nhận.
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm bao gồm: đơn đăng ký khảo nghiệm; hồ sơ giống cây trồng trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và quy trình và quy trình kỹ thuật canh tác;
b) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm giống cây trồng mới ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của pháp lệnh này.
5. Trường hợp tác giả tự khảo nghiệm phải tiến hành theo quy phạm khảo nghiệm do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ thuỷ sản ban hành hoặc ký hợp đồng với cơ sở khảo nghiệm đã được công nhận theo quy định tại khoản 1 điều 16 của pháp lệnh này.
6. Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu giống cây trồng mới đăng ký khảo nghiệm phải chịu chi phí khảo nghiệm.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành danh mục giống cây trồng chính, Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh.
Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới
1. Có đăng ký hoạt động khảo nghiệm giống cây trồng.
2. Có địa điểm phù hợp với yêu cầu khảo nghiệm và yêu cầu sinh trưởng, phát triển của từng loài cây trồng, phù hợp với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
3. Có trang, thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loài cây trồng;
4. Có giống chuẩn của các giống cây trồng cùng loài để làm giống đối chứng trong khảo nghiệm DUS( tức là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định);
5. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật được đào tạo về khảo nghiệm giống cây trồng.
Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải thực hiện đúng quy phạm khảo nghiệm đối với từng loài cây trồng do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản ban hành và chiu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm đã thực hiện.
Quá trình khảo nghiệm, thẩm định giống cây trồng mới để xin cấp văn bằng bảo hộ
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ hợp lệ của văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới, người nộp hồ sơ xin cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới, người nộp hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
2. Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng mới phải khảo nghiệm DUS của giống cây trồng mới theo quy phạm khảo nghiệm đối với từng loại cây trồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
3. Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới thẩm định kết quả khảo nghiệm DUS của cơ sở khảo nghiêm giống cây trồng mới.
4. Sau khi có kết quả thẩm định, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới có trách nhiệm:
a) Thông báo về dự định cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng mới trên tạp chí chuyên ngành trong ba số lien tiếp;
b) Làm thủ tục đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp văn bằng bảo hộ cho giống cây trồng mới trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ được đăng trên tạp chí chuyên ngành lần cuối, nếu không có ý kiến phản hồi bằng văn bản. Trường hợp có ý kiến phản đối thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến phản đối, Văn phòng bảo hộ giống cây trồng mới phải xem xét và kết luận:
c) Thông báo và nêu rõ lý do trong trường hợp không cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp hồ sơ; đồng thời thông báo trên tạp chí chuyên ngành trong ba số liên tiếp.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp hồ sơ có quền gửi đơn khiếu nại đến Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Về viêc không được cấp Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
6. Sau khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới của bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới thông báo những giống cây trồng mới được cấp Văn bằng bảo hộ trên tạp chí chuyên ngành.
Mô tả giống
Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia đa mô tả đặc điểm của một số giống cây trồng quan trọng làm cơ sở cho việc khảo nghiêm DUS.