BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Số: 54/2003/QĐ-BNN | | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----- o0o ----- Hà Nội , Ngày 07 tháng 04 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Về việc ban hành danh mục
giống cây trồng phải công bố tiêu chuẩn chất lượng
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 07/CP ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ về Quản lý giống cây trồng;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về việc phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng hàng hoá;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này:
Danh mục giống cây trồng phải công bố tiêu chuẩn chất lượng.
Điều 2: Trong từng thời kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ điều chỉnh tên giống cây trồng trong Danh mục nêu trên nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo.
Điều 4: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Khuyến nông và Khuyến lâm, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
DANH MỤC GIỐNG CÂY TRỒNG PHẢI
CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 54/2003/QĐ/BNN
ngày 7 tháng 4 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. CÂY LƯƠNG THỰC
1. Cây lúa: các giống lúa sản xuất kinh doanh.
2. Cây ngô: các giống ngô sản xuất kinh doanh.
B. CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ
1. Cây lạc: các giống lạc sản xuất kinh doanh.
2. Cây đậu tương: các giống đậu tương sản xuất kinh doanh.
3. Cây chè: giâm cành giống LDP1, LDP2, Shan.
4. Cây điều: các giống điều nhân bằng phương pháp ghép.
5. Cây cà phê: các giống cà phê vối và cà phê chè nhân bằng hạt và ghép.
6. Cây xoài: cây giống xoài: GL1, GL2, GL6, xoài Cát Hoà Lộc, xoài Cát Chu nhân bằng phương pháp ghép.
7. Cây nhãn: các giống nhãn Lồng, nhãn Cùi, nhãn Cùi Điếc, nhãn Đường phèn, nhãn Tiêu Da Bò, nhãn Tiêu Lá Bầu, nhãn Xuồng Cơm vàng nhân bằng phương pháp ghép và chiết cành.
8. Cây vải: cây giống vải: Thanh Hà (Thanh Sơn), Phú Hộ nhân bằng phương pháp ghép và chiết cành.
9. Sầu riêng: các giống sầu riêng: Moon Thoong, RI6, sầu riêng Cơm vàng hạt lép nhân bằng phương pháp ghép.
10. Chôm chôm: cây giống chôm chôm: Java, chôm chôm Nhãn nhân bằng phương pháp ghép.
11. Cây có múi: (nhân bằng phương pháp ghép và chiết cành).
Cam: cam Sành, cam Xã Đoài, cam Sông Con.
Quýt: quýt Tiều, quýt Đường.
Bưởi: bưởi Diễn, bưởi Sửu, bưởi Bằng Luân (Đoan Hùng), bưởi Phúc Trạch, Thanh Trà, bưởi Năm Roi, bưởi Đường Lá cam, bưởi Da xanh.
12. Cây Dứa: các giống dứa Cayen và Queen được nhân giống bằng phương pháp tách chồi và phương pháp giâm thân
13. Cây Măng cụt: giống măng cụt.
C. CÂY RAU
1. Su hào
Hạt giống su hào các loại sản xuất kinh doanh.
2. Cải củ
Hạt giống cải củ các loại sản xuất kinh doanh.
3. Cải bắp
Hạt giống cải bắp các loại sản xuất kinh doanh.
4. Cà chua
Hạt giống cà chua các loại sản xuất kinh doanh.
5. Dưa chuột
Hạt giống dưa chuột các loại sản xuất kinh doanh.
6. Dưa hấu
Hạt giống dưa hấu thụ phấn tự do và hạt giống dưa hấu lai.
BỘ TRƯỞNG
(Đã ký)
Bùi Bá Bổng