Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Kỳ Sơn (Hòa Bình): Ông Học trồng chít rừng

Cập nhật ngày 2/12/2008 lúc 10:33:00 PM. Số lượt đọc: 2995.

Năm 2004 người dân cả phố Ngọc, Xã Trung Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình đồn ầm lên rằng: ông Học, trưởng khu phố bị “ma làm”. Ngày đêm người ta thấy ông đi đào cây chít rừng về trồng ở đồi nhà mình. Trong khí đó, loại cây này mọc đầy ở trên rừng, nhiều gia đình ở phố Ngọc phải thuê người chặt, phá, rồi đốt đi để lấy đất trồng rừng lâm nghiệp

Khi công trình Thủy điện Hòa Bình được xây dựng thì gia đình ông Tống Đại Học chuyển từ vùng lòng hồ Hòa Bình về phố Ngọc lập nghiệp. Xuất thân từ gia đình làm nông nghiệp, nên ông nhận đất làm nương trồng lúa, ngô, sắn, đu đủ, gừng. Diện tích cả đất rừng nhận trồng cho lâm trường Kỳ Sơn và đất phát hoang của ông làm lên tới 12ha.

http://nongnghiep.vn/Upload/Image/2008/2/25/25022008154220.JPG


(Người dân thu hái ngọn cỏ Chít để làm chổi đót, ngọn Chít lúc trổ bông; ảnh theo nongnghiep.vn)

Năm 2004, ông bắt đầu trồng cây chít trên phần đất đồi của mình. Bẵng đi 1 năm, cây chít trên đồi nhà ông mọc lên như rừng. Ông gọi người vào thu hoạch rồi bán cho các cơ sở làm chổi chít ở phố Ngọc. Năm đó, ông chỉ trồng được gần 1ha mà cho thu được hơn 15 triệu đồng. Lúc này, người dân phố Ngọc mới “giật mình” nhận thấy đây là hướng làm ăn mới, đơn giản mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Năm sau, ông lại tiếp tục đào thêm cây chít con trồng thêm được hơn 1ha ở diện tích chưa sử dụng và trồng xen kẽ với cây keo. Tiếp năm sau, ông lại trồng thêm 1ha. Đến nay, diện tích cây chít trên đồi của ông đã lên tới gần 5ha. Ông cho biết: Năm ngoái khi sắp thu hoạch thì gặp cơn bão số 5. Sau cơn bão, tôi đã thuê người thu hoạch được hơn 20 triệu đồng tiền bông chít. Nếu lũ bão không làm hỏng đường ô tô vào đồi thì thu hoạch cả cây chít cũng được khoảng trên 60 triệu đồng.

Cây chít là loại cây dại thường mọc ở trên các đồi dốc, thích nghi với điều kiện sống tự nhiên. Bông cây chít được làm chổi và thân cây bó chổi. Nhiều năm nay người làm chổi chỉ thu mua lại của những người chuyên đi lấy trong đồi, rừng. Chẳng ai nghĩ đến chuyện trồng cây chít lấy bông để làm chổi. Những năm gần đây, nghề làm chổi chít ở phố Ngọc phát triển mạnh, nên nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt. Nhu cầu càng lớn, nhiều hộ không mua được bông chít để làm chổi. Để có nguyên liệu, họ phải lên tận Điện Biên, Lai Châu, Sơn La để thu gom.

Ông Học cho biết thêm: Tuy cây chít chỉ là cây hoang dại, nhưng nó có thể tận dụng được hết từ gốc lên đến ngọn. Thân cây thì làm cán chổi, bông thì làm chổi, lá chít thì để gói bánh, nuôi trâu, bò, hoặc nuôi cá. Do là cây rừng, nên trồng chít rất đơn giản theo 2 cách: trồng cây con và đào tách gốc chít già. Tốt nhất là nên trồng cây con vì cây khỏe. Năm đầu, sau khi trồng phải làm cỏ 3 lần. Năm sau, cây to thì làm cỏ ít hơn. Không phải mua giống mà chỉ mất công đào ở đồi, không phải bón phân, không phun thuốc sâu. Chỉ cần đề phòng chuột và nhím ăn gốc, rễ chít. Khi thu hoạch, tiền cây chít bán được gấp đôi bông chít. Giá thị trường hiện tại, bông chít là 15.000 đồng/kg khô và 750 đồng/kg cây chít tươi. Theo giá này thì cây chít tươi còn đắt hơn cả cây mía (bán cân).

Năm 2005, để có đường giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển chít, ông xin đất của UBND xã Trung Minh làm con đường từ quốc lộ 6 vào tận trong đồi hơn 1km. Ông đi thế chấp nhà, vườn, vay hơn 150 triệu đồng để làm đường. Trước đây là con đường mòn, nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn cho một số hộ dân xung quanh. Nhờ có con đường này mà nhiều hộ dân ở phố Ngọc đã đi lại thuận tiện và bán được các sản phẩm từ rừng.

Việt Lâm

(theo kiemlam.org.vn)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024