Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Đa dạng phân loại hệ thực vật khu vực Bắc Trung bộ

Cập nhật ngày 9/6/2008 lúc 11:06:00 AM. Số lượt đọc: 5993.

Bắc Trung Bộ là cái nôi của hệ thực vật nhiệt đới ẩm ở Việt Nam, một trong những trung tâm đa dạng sinh học cao không chỉ của Việt Nam mà cả toàn thế giới. Bắc Trung Bộ có nhiều nét đặc thù hiếm có, đồng thời cũng là nơi có khí hậu đặc biệt với sự thay đổi hai mùa khá rõ nét nhưng tính nhiệt đới ẩm vẫn ưu thế tuyệt đối đến nỗi theo biểu đồ sinh khí hậu của Gausen - Walter, tính khô hạn của nó không xuất hiện

Đó cũng là nguyên nhân tạo cho vùng này mang nhiều đặc thù mà nhiều nhà sinh vật trên thế giới quan tâm. Để góp phần tìm hiểu những nét đặc thù đó chúng tôi cung cấp những thông tin bước đầu về đa dạng phân loại trong vùng lấy 3 VQG là Bạch Mã, Phong Nha - Kẻ Bàng và Pù Mát làm điểm nghiên cứu. Các kết quả thu được đã được tiến hành từ những năm 1995 đến nay với sự tài trợ của Chương trình Khoa học Cơ bản và đề tài độc lập của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trước đây nay là Bộ Tài nguyên Môi trường, sự hỗ trợ của Dự án Lâm nghiệp xã hội tỉnh Nghệ An do EU tài trợ (FSNC).

1. Đa dạng ở cấp ngành

Trong quá trình nghiên cứu đa dạng hệ thực vật Bắc Trung Bộ, chúng tôi đã lập được bản danh lục hệ thực vật có mạch và sắp xếp theo hệ thống của Brummitt (1992). Từ bảng danh lục đó, chúng tôi đã thống kê có 4133 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc về 1211 chi của 224 họ với đầy đủ các ngành thực vật bậc cao có mạch của Việt Nam (bảng1). Qua đó chúng ta thấy phần lớn các taxon tập trung trong ngành Magnoliophyta với 184 họ chiếm 82,14%, 1091 chi chiếm 90,09% và 3731 loài chiếm 90,27% so với tổng số họ, chi, loài của hệ thực vật, tiếp đến là ngành Polypodiophyta với 28 họ chiếm 12,5 %, 102 chi chiếm 8,42% và 337 loài chiếm 8,15%. Các ngành còn lại (Psilotophyta, Lycopodiophyta, Equisetophyta, Pinophyta) chiếm tỉ lệ thấp, khoảng dưới 1% tổng số loài của toàn hệ. Đơn vị địa lý sinh học Bắc Trung Bộ chiếm 23,25% tổng diện tích đất tự nhiên của cả nước (tính bằng tổng diện tích của hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam) nhưng hệ thực vật ở đây chiếm tới 64,47% tổng số họ, 51,71% tổng số chi và 39,06% tổng số loài trong hệ thực vật Việt Nam. Như vậy hệ thực vật ở Bắc Trung Bộ đóng góp khoảng một nửa cho hệ thực vật Việt Nam.

Bảng 1. Sự phân bố họ, chi, loài và tỷ lệ % của chúng theo các ngành

Ngành

Họ

Chi

Loài

SL

%

SL

%

SL

%

Psilotophyta

1

0,45

1

0,08

1

0,02

Lycopodiophyta

2

0,89

3

0,25

31

0,75

Equisetophyta

1

0,45

1

0,08

2

0,05

Polypodiophyta

28

12,5

102

8,42

337

8,15

Pinophyta

8

3,57

13

1,07

31

0,75

Magnoliophyta

184

82,14

1091

90,09

3731

90,27

Magnoliopsida (1)

147

65,63

861

71,10

3039

73,53

Liliopsida (2)

37

16,51

230

18,99

692

16,74

Tổng

224

100

1211

100

4133

100.00

Tính đa dạng còn thể hiện ở các chỉ số khác, đó là thông số độ đa dạng của các họ, chi trong hệ thực vật. Hệ thực vật khu vực Bắc Trung Bộ có chỉ số đa dạng họ là 18,45 (tính trung bình mỗi họ có 18,45 loài), chỉ số đa dạng chi là 3,41 (tính trung bình mỗi chi có 3,41 loài) và trung bình mỗi họ có 5,41 chi. Để thấy rõ được tính đa dạng của hệ thực vật thông qua các chỉ số này chúng ta so sánh hệ thực vật Bắc Trung Bộ và với các VQG đại diện cho hai miền Nam, Bắc như trong bảng 4. Qua bảng này chúng ta thấy tính đa dạng của Bắc Trung Bộ cao hơn hẳn các vùng khác đã nghiên cứu. Tất nhiên những số liệu trên đây chỉ có tính tương đối bởi sự đa dạng còn tuỳ thuộc vào diện tích của khu vực được nghiên cứu.

Bảng 2. Vai trò của hệ thực vật Bắc Trung Bộ đối với hệ thực vật Việt Nam

Ngành

Họ

Chi

Loài

BTB

VN

%

BTB

VN

%

BTB

VN

%

Psilot.

1

1

100

1

1

100

1

2

50

Lycopodi.

2

3

66,67

3

5

60

31

57

54,39

Equiset.

1

1

100

1

1

100

2

2

100

Polypodi.

28

25

112

102

137

74,45

337

644

52,33

Pin.

8

8

100

13

23

56,52

31

63

49,21

Magnoli.

184

299

61,54

1091

2165

50,39

3731

9812

38,02

Tổng

224

337

66,47

1211

2342

51,71

4133

10580

39,06

Bảng 4. So sánh các chỉ số của hệ thực vật Pù Mát với các hệ thực vật khác

Các chỉ số

BTB

Cúc Phương

Sa Pa - PSP

Cát Tiên

Chỉ số họ

18,45

9,66

10,12

9,03

Chỉ số chi

3,41

1,94

2,83

1,92

Chi / Họ

5,41

5,00

3,86

4,70

Tổng số

27,27

16,60

16,81

15,65

2. Đa dạng ở cấp dưới ngành

Ngoài việc đánh giá mức độ đa dạng của hệ thực vật ở taxon ngành và lớp (đối với ngành Mộc lan) như ở trên, chúng tôi còn tiến hành đánh giá độ đa dạng ở các taxon bậc thấp hơn thông qua việc xác định các họ, chi đa dạng nhất, các họ và các chi đơn loài…

Các họ đa dạng nhất thường là những họ phổ biến và tập hợp khoảng 10 họ. Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thống kê 10 họ đa dạng nhất (xếp theo thứ tự từ 1 đến 10) mặc dù chỉ chiếm 4,48% tổng số họ của toàn hệ nhưng đã có số loài chiếm tới 33,12% (1396 loài) tổng số loài và 27,46% (336 chi) tổng số chi toàn hệ. Đó là các họ: Cà phê (Rubiaceae) 228 loài, 48 chi; Lan (Orchidaceae) 218 loài, 66 chi; Thầu dầu (Euphorbiaceae) 199 loài, 55 chi; Long não (Lauraceae) 149 loài, 16 chi; Lúa (Poaceae) 120 loài, 58 chi; Đậu (Fabaceae) 118 loài, 35 chi; Dẻ (Fagaceae) 96 loài, 4 chi; Dâu tằm (Moraceae) 88 loài, 12 chi; Trúc đào (Apocynaceae) 78 loài, 28 chi; họ Đơn Nem (Myrsinaceae) 75 loài, 5 chi.

Hệ thực vật Bắc Trung Bộ có tới 45 họ chỉ có một loài (chiếm 20,1% tổng số họ của toàn hệ). Các họ đơn loài ở Việt Nam ngoài các họ cây trồng có họ Ô rô bà (Aucubaceae), Mây nước (Flagellariaceae)…

Tiếp theo, chúng tôi đã tiến hành thống kê các chi đa dạng nhất, có 22 chi đa dạng nhất (có từ 20 loài trở lên) mặc dù chỉ chiếm 1,82% tổng số chi của hệ, nhưng lại chiếm 15,36% tổng số loài của cả hệ (635 loài). Chi đa dạng nhất là Ficus (thuộc họ Dâu tằm - Moraceae) với 63 loài, tiếp theo là chi Lithocarpus (họ Dẻ - Fagaceae): 47 loài, chi Ardisia (họ Đơn nem - Myrsinaceae): 45 loài, chi Syzygium (họ Sim - Myrtaceae): 41 loài, Litsea (họ Long não - Lauraceae): 35 loài, chi Cinnamomum (họ Long não - Lauraceae): 32, chi Dendrobium (họ Phong lan - Orchidaceae): 30 loài, hai chi Castanopsis (họ Dẻ - Fagaceae) và Elaeocarpus (họ Côm - Elaeocarpaceae) cùng có số loài là 28, và chi Tetrastigma (họ Nho - Vitaceae) có số loài thấp nhất trong số 10 chi đa dạng nhất với 25 loài, chiếm 0,6% tổng số loài cuả toàn hệ. Như vậy, 10 chi đa dạng nhất trong hệ thực vật khu vực Bắc Trung Bộ,mặc dù chỉ chiếm 0,81% tổng số chi nhưng đã chiếm 9,05% tổng số loài của hệ.

Tham khảo

  1. Nguyễn Tiến Bân. 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
  2. Bộ Lâm nghiệp. 1971 - 1986. Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
  3. Dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên tỉnh Nghệ An (SFNC): Ala/Vie/94/24/ do cộng đồng Châu Âu tài trợ. 2001 Pù Mát. Điều tra đa dạng sinh học của một khu bảo vệ ở Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
  4. Phạm Hoàng Hộ. 1999 - 2000. Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3. Nxb Trẻ. Tp. Hồ Chí Minh.
  5. Tạp chí sinh học. 1994 - 1995. Chuyên đề thực vật, 16 (4), 17(4). Hà Nội.
  6. Nguyễn Nghĩa Thìn. 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông Nghiệp. Hà Nội.
  7. Nguyễn Nghĩa Thìn. 2001. Đa dạng hệ thực vật trên núi đá vôi ở khu bảo tồn Pù Mát, Nghệ An. Lâm nghiệp xã hội vào bảo tồn thiên nhiên Nghệ An (SFNC). Hà Nội.
  8. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự. 1995. Tính đa dạng các quần xã thực vật ở Cúc Phương. Tạp chí Lâm nghiệp số 5.
  9. Nguyễn Nghĩa Thìn & TT. 1999. Nghiên cứu tính đa dạng thực vật ở khu bảo tồn Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Tuyển tập hội thảo đa dạng Bắc Trung Bộ lần thứ hai. Nhà xuất bản KH-KT Hà Nội. 65 - 67. Hà Nội.
  10. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô và cộng sự. 2003. Đa dạng hệ nấm và thực vật VQG Bạch Mã. Nxb Nông nghiệp. Hà Nội.
  11. Viện Điều tra Quy hoạch Rừng. 1971-1986. Cây gỗ rừng miền Bắc Việt Nam. Hà Nội.
  12. Aubréville A., M. L. Tardieu - Blot, J. E. Vidal et Ph. Mora (Reds.). 1960 - 1996. Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam, fasc. 1-29. Paris.
  13. Brummitt R.K. 1992. Vascular Plant Families and Genera. Kew. Royal Botanic Gardens.
  14. Brummitt R.K., C. E. Powell. 1992. Authors of Plant Names. Royal Botanic Gardens. Kew
  15. Forest Inventory and Planning Institue. 1996. Viet Nam Forest Trees. Agricultural publishing house. Ha Noi.
  16. Lecomte. H. 1907 - 1951. Flore Générale de l’ Indochine, 7 tomes. Paris.
  17. Ly, T. L. 1986. Die Familie Apocynaceae Juss. in Vietnam. Teil 1-3. Feddes Repertorium. Vol. 97: 5 - 10.
  18. Neville Kemp, Dr. Le Mong Chan and Michael Dilger. 1995. Vietnam Forest research Program. Site Description and Conservation Evaluation: Pu Mat Nature Reerve, Con Cuong District, Nghe An Provine, Vietnam. Frontier - Vietnam Scientific Report No.5.
  19. Wu P. & P. Raven (Eds.). 1994 - 1996. Flora of China. 15 - 17. Beijing & St. Louis.

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024