Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Cây con làm thuốc ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà

Cập nhật ngày 22/10/2008 lúc 2:30:00 PM. Số lượt đọc: 1589.

Ngành y tế Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã sớm nghĩ đến việc trồng cây thuốc tại Bà Nà. Trong đề án công tác nǎm 1984 - 1985, Sở Y tế đã dự định lập một trại cây thuốc trồng các cây sâm Ngọc Linh, đương quy, mộc hương, tục đoạn là những cây thuốc vùng khí hậu á nhiệt đới vốn đã mọc tốt và cho thu hoạch khá ở trại dược liệu Trà Linh, Huyện Trà Mi của Tỉnh.

Sau khi khôi phục lại khu nghỉ mát Bà Nà - Núi Chúa (Trước kia thường gọi là núi Bà Nà) UBND Thành phố Đà Nẵng đã lập dự án thành lập tại đây một khu bảo tồn thiên nhiên. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đầu tư xây dựng 10,828 tỷ đồng từ năm 2000 đến năm 2005.

Bà Nà - Núi Chúa cao 1482 mét, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng 40 km, có đường ô tô đi lại dễ dàng. Đường từ chân núi lên đến đỉnh dài 15,6 km. Khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 15 - 200C, ban đêm mùa đông dưới 100C. Mùa hè trong khi Đà Nẵng nắng nóng đến 320C thì Bà Nà - Núi Chúa vẫn mát mẻ.

Sau một thời gian dài nằm im qua hai cuộc kháng chiến, Bà Nà - Núi Chúa nay đã thức dậy, tỏ rõ khả năng của một khu nghỉ mát, khu du lịch và khu bảo tồn thiên nhiên có các loài động vật thực vật quý hiếm (trong đó có cây con làm thuốc).

Vì nằm ở vùng chuyển tiếp khí hậu của nước ta, giữa miền Bắc với khí hậu một năm bốn mùa rõ rệt và miền Nam với khí hậu một năm hai mùa mưa khô phân lập cho nên Bà Nà - Núi Chúa có hai kiểu rừng : một là kiểu rừng á nhiệt đới với các loài cây á kim, hai là kiểu rừng nhiệt đới với các loài cây lá rộng.

Năm 1983, vào tháng 7, trong phong trào trồng và sử dụng thuốc nam của ngành y tế, trạm nghiên cứu dược liệu thuộc Sở Y tế Đà Nẵng đã tiến hành điều tra cơ bản cây thuốc ở chân núi, sườn Đông nam và đỉnh núi Bà Nà trên diện tích điểm 1.000.000 m2 và thượng nguồn sông Túy Loan ở về hướng Bắc và Tây Bắc núi Bà Nà. Kết quả là đã thống kê được 251 loài cây làm thuốc thuộc 89 họ thực vật phân phối ở các độ cao khác nhau, trong đó có 13 loài họ Cà phê, 12 loài họ Đậu, 10 loài thuộc loài Thầu dầu, 8 loài thuộc họ Cam, 7 loài thuộc họ Cúc.

Một số loài có số lượng lớn mọc ở các độ cao khác nhau được ghi trong Bảng sau:

 

Loài

Độ cao

Ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla, họ Nhân sâm Araliaceae)

<400m

Sa nhân (Amomun sp. họ Gừng - Zingiberaceae). Tập trung ở phía Bắc và Tây Bắc

250-400m

Râu hùm (Tacca sp., họ Râu hùm - Tacaceae)

250-600m

Câu đằng (Uncaria sp., họ Cà phê - Rubiaceae)

250-1000m

Thiên niên kiện (Homalomena aromatica, họ Ráy - Araceae)

250-1200m

Cây Nần gừng (Dioscorea dissimulans, họ Củ nâu - Dioscoreaceae)

700-1200m

Cây ðõn châu chấu (Aralia armata, họ Nhân sâm - Araliaceae

700-1400m

Cây dầu nóng (Ostryopsis davidiana, họ Cáng lò - Betulacae)

>700m

Cây dây khố rách (Aristolochia roxburghiana (2) họ Mộc hýõng - Aristolochiaceae

<1200m

Cây chân rụi (Arisolochia shukagii, họ Mộc hýõng Aristolochiaceae)

> 1200m

 

Vườn quốc gia Bạch Mã : 22.030 ha (năm 1991), lớn hơn Vườn quốc gia Ba Vì : diện tích là 7.377 ha (năm 1995). Khu bảo tồn Bà Nà - Núi Chúa được chia thành 3 phân khu : Phân khu b ả o vệ có diện tích la 3579 ha, phân khu phục hồi sinh thái rộng 5189 ha và phân khu hành chính - dịch vụ rộng 70 ha. Trong khu bảo tồn, diện tích có rừng là 6541 ha, diện tích chưa có rừng là 2297 ha. Khu vực đệm có 3825 ha rừng tự nhiên v à rừng trồng, 2900 ha rừng khoanh nuôi phục hồi thuộc hai xã của Huyện Hòa Vang. Ngành y tế Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã sớm nghĩ đến việc trồng cây thuốc tại Bà Nà. Trong đề án công tác năm 1984 - 1985, Sở Y tế đã dự định lập một trại cây thuốc trồng các cây sâm Ngọc L inh, đương quy, mộc hương, tục đoạn là những cây thuốc vùng khí hậu á nhiệt đới vốn đã mọc tốt và cho thu hoạch kháở trại dược liệu Trà Linh, Huyện Trà Mi của Tỉnh. Khu du lịch Bà Nà - Núi Chúa đã bắt đầu hoạt động từ tháng 8-1998.

Việc thành lập khu du lịch, khu bảo tồn thiên nhiên ở đây là một thuận lợ i rất lớn đối với ngành y tế, vì cây con làm thuốc nằm trong khu vực được bảo tồn và phát triển. Khi chưa được bảo vệ, r ừn g bị tàn phá. Cuộc điều tra dược liệu năm 198 3 đã ghi nhận nhiều khoảng rừng có sa nhân bị đốt phá, nhiều cây trầm hương lớn bị đốn ngả. Ngày nay, tình hình đã khá hơn. Tháng 3-199, một dược sĩ của Trạm dược liệu tỉnh cũ đã phát hiện một vạt sa nhân trổ hoa ở sườn Tây Bắc của Núi Chúa, điều mà trước đây hiếm gặp. Các số liệu nêu trên cho thấy r ừng núi Miền Nam Trung Bộ vẫn còn chứa nhiều tiềm năng quý giá đang chờ các nhà khoa học khám phá, mà việc phát hiện ra cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis họ Nhân sâm - Araliaceae) tại Tỉnh Kon Tum trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và tại Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng ngày hòa bì n h là một bước mởđầu. Với chủ trương nghiên cứu phát triển cây thuốc, Bộ Y tế đã xây dựng các trại cây thuốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cũng là nơi có các khu nghỉ mát như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì. Bà Nà - Núi Chúa là nơi lý tưởng cho việc xây dựng một trại trồng cây thuốc ở miền Trung. Một thuận lợi cho v iệ c xây dựng trại cây t huốc tại đây là Nhà nước đã có dự án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Vấn đề còn lại tùy thuôc vào quyết tâm và sự hợp tác của hai Sở Y tế tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng của Bộ Y tế. Vì lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiê n nhiên của khu vực miền Trung, chúng tôi hy vọng trại cây thuốc Bà Nà - Núi Chúa sớm được xây dựng.

 

(theo www.cimsi.org.vn)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024