Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC

Ngũ gia bì -Trừ phong thấp, thông dương khí

Cập nhật ngày 14/10/2008 lúc 10:23:00 PM. Số lượt đọc: 1660.

Ngũ gia bì (Acanthopanax trifoliatus) còn gọi là Xuyên gia bì, Thích gia bì, là cây thân gỗ cao tới 2-3m. Cây có nhiều lá xum xuê, thân màu trắng ngà, vỏ dày. Người ta bóc lấy vỏ cây phơi khô được vị thuốc ngũ gia bì.

Thông tin chung

Tên thường gọi: Ngũ gia bì
Tên khác: Ngũ gia ba lá, Ngũ gia bì hương, Xuyên gia bì, Thích gia bì, Mạy tảng nam, Póp slưn, Póp tưn, Tảng nam, Toỏng pót, Toọng kìm (theo tiếng Tày, Nùng ở Lạng Sơn và Cao Bằng)
Tên tiếng Anh:
Tên lantinh: Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.
Tên đồng nghĩa: Zanthoxylum trifoliatum L.; Acanthopanax trifoliatum (L.) Merr.; Eleutherococcus trifoliatus (L.) Hu; Plectronia chinensis Lour.; Acanthopanax aculeatum (Ait.) H. Wite
Thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae

Hình thái:

Cây bụi trườn, vườn cao hay dài đến 2-7m, có phân cành, vỏ lúc non màu xanh, khi già màu nâu xám, có nhiều gai nhọn sắc; cuống dài 2,5-3,5 cm, có gai; 3-5 lá chét, từ hình trừng thuôn có mép khía răng khô đến hình thuôn dài ở mép có gai nhọn (var. setosus Li), lá chét giữa thường lớn hơn các lá chét bên; kích thước lá chét thường 4-8 x 1,5-3 cm. Cụm hoa dạng chùm tán, mọc ở đầu cành; hoa màu vàng ngà hay trắng ngà, có cuống mảnh, dài 0,7-1 cm. Đài 5, nhỏ; cnhs hoa 5 hình tam giác tròn đầu. Nhị 5, chỉ nhị dài hơn cánh hoa. Bầu 2 ô, đầu nhụy chẻ đôi. Quả hình cầu, hơi dẹt, khi chín màu tím đen. 1-2 hạt nhỏ. Vỏ thân, vỏ rễ và lá vò nát có mùi thơm đặc biệt.

Loài này có hai thứ ở Việt Nam: Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss. var. trifoliatusA. trifoliatus (L.) Voss. var. setosus L.


(Ngũ gia bì, Acanthopanax trifoliatus, hình theo www.lrc-hueuni.edu.vn)

Sinh học và sinh thái:

Mùa hoa tháng 8-9, mùa quả tháng 9-12.

Gieo giống tự nhiên chủ yếu bằng hạt. Cây có khả nưng tái sinh chồi khỏe sau khi chặt. Cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, thường mọc thành bụi ở ven rừng núi đá vôi ẩm, bờ khe suối hoặc bờ nương rẫy; độ cao từ 350-1600m so với mặt nước biển.

Phân bố:

Việt Nam: Lai Châu (Tủa Chùa, Sìn Hồ), Lào Cai (Sapa: Tà Phìn, Ô Qui Hồ), Hà Giang (Đồng Văn, Phó Bảng, Quản Bạ), Cao Bằng (Trùng Khánh, Hà Quảng, Quảng Hòa, Thạch An), Lạng Sơn (Tràng Định, Văn Quan, Chi Lăng, Bắc Sơn), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình (Mai Châu: Pà Cò).

Thế giới: Hầu hết các nước  Đông nam Á.

Tình trạng bảo tồn

Loài nguy cấp (Endangered species - EN): là cây thuốc có giá trị sử dụng phổ biến nên đã bị khai thác nhiều. Cây còn bị tàn phá do nạn phá rừng và mở rộng vùng canh tác, hiện đã trở nên hiếm dần.

Phân hạng chi tiết: EN A 1a,c,d + 2c,d

Biện pháp bảo vệ: Theo Sách đỏ Việt Nam (1996), loài này được xếp vào cấp bị đe dọa (T), Lưu ý bảo vệ triệt để hơn ở vùng núi đá vôi Trùng Khánh (Cao Bằng). Chỉ khai thác cay có đường kính trên 1,5cm, chừa lại gốc 10cm để tái sinh. Khuyến khích trồng thêm làm bờ rào vườn và nương rẫy. Trồng bằng cành và hạt.

Giá trị:

Vỏ rễ thân, lá làm thuốc bổ, tăng lực, mạnh gân cốt, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, ngủ tốt, chữa đau nhức xương, mỏi gối, đau lưng, thấp khớp, ho, cảm mạo, viêm ruột, đi tả, sỏi thận.

Anhtai (sưu tầm)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024