Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Dự án bảo tồn tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đình

Cập nhật ngày 3/10/2008 lúc 8:03:00 PM. Số lượt đọc: 851.

Ngày 19/9/2008, tại Hải Hậu - Nam Định đã diễn ra Hội thảo kết thúc Dự án: "Tăng cường hoạt động của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đinh ở nông thôn Miền Bắc, Việt Nam" do Trung tâm tài nguyên thực vật - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam thực hiện dưới sự tài trợ của Quĩ Ford. Vậy tài nguyên di truyền thực vật có tầm quan trọng như thế nào và Dự án đã đem lại những gì cho người nông dân sau 2 năm thực hiện?

Như chúng ta đã biết tài nguyên di truyền thực vật (TNDTTV) có tầm quan trọng lớn trong nông nghiệp và phát triển nông thôn bền vững. Đặc biệt, tài nguyên di truyền thực vật trong các vườn gia đình nông thôn cung cấp nguồn vật liệu có giá trị cho chọn tạo giống và phát triển nghề làm vườn.

 

ViệtNam là một đất nước có hơn 70% dân số sống ở các vùng nông thôn với trình độ canh tác nông nghiệp còn thấp trên quy mô nhỏ lẻ. bởi vậy vườn gia đình (VGĐ) đóng vai trò không thể thiếu trong phát triển kinh tế, xã hội. Trước hết, vườn gia đình là nơi cung cấp gần như khá đầy đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu hàng ngày cho người nông dân. Bên cạnh đó, một số cây trồng có giá trị kinh tế cao còn giúp tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân. Mặt khác, kết quả nghiên cứu sơ bộ ở ViệtNam cho thấy, vườn gia đình ở các vùng nông thôn rất giầu và đa dạng về nguồn tài nguyên di truyền thực vật. Ngoài ra, vườn gia đình còn tạo ra những giá trị khác về môi trường, cảnh quan, văn hoá, xã hội cho đời sống nông thôn.

 

Song, vi sc ép ca gia tăng dân s, cùng vi s xut hin nhiu ging cây trng mi có giá tr kinh tế cao... đã làm cho vườn gia đình ngày càng b thu hp. Nhiu loi "vườn tp" truyn thng trước kia đang b thay thế dn bi "vườn thâm canh". Hu qu là s đa dng ca tài nguyên di truyn thc vt (TNDTTV) vườn gia đình (VGĐ) đang b mt đi, kéo theo s xói mòn đáng k vn tri thc bn địa trong ngh làm vườn các địa phương. Trước yêu cầu bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây trồng ở VGĐ, Trung tâm tài nguyên thực vật - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã thực hiện Dự án "Tăng cường hoạt động của cộng đồng trong bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền thực vật vườn gia đinh ở nông thôn Miền Bắc, Việt Nam" nhằm phát huy vai trò của cộng đồng trong lĩnh vực tuy không mới trên thế giới nhưng chưa được quan tâm và thực hiện có hiệu quả tại Việt Nam.

 

Dự án được thực hiện tại 3 điểm đại diện cho 3 vùng của miền Bắc là: đồng bằng (Hải Hậu -Nam Định), trung du (Nho Quan - Ninh Bình) và đồi núi (Kỳ Sơn - Hòa Bình), qua hai năm, đã đạt được những kết quả khả quan. Trước hết phải kể tới việc nâng cao nhận thức cho người nông dân. Các hộ tham gia Dự án đều thừa nhận rằng, những loài cây trồng hiện có trong vườn nhà là kết quả của một quá trình chọn lọc lâu dài, mùa nào thức ấy, chúng cần được chăm sóc và gìn giữ, nhất là những loài được coi là đặc sản của địa phương như Cam đường (Hải Hậu - Nam Định), Lạc Lày (Hoà Bình)... Từ nhận thức như vậy cùng với sự trợ giúp về kỹ thuật của các cán bộ Trung tâm TNDTTV, người nông dân đã chủ động duy trì các loại cây trồng hiện có, đi đôi với việc lựa chọn một vài giống cây trồng thích hợp, có hiệu quả kinh tế cao để phát triển trồng nhiều hơn, nhằm có thêm thu nhập. Một vài giống cây trồng mới như Thanh long, Vải thiều, Hồng không hạt... cũng đã được bổ sung, làm phong phú thêm chủng loại cây trồng ở VGĐ của địa phương. Một chuyến biến đáng ghi nhận nữa ở vùng Dự án là việc xây dựng vườn gia đình đa mục đích theo hướng thâm canh. Trong đó, tùy theo đặc điểm về thời vụ và sinh thái của mỗi loại cây trồng mà chúng được bố trí trồng xen, trồng gối vụ một cách hợp lý.

 

Với những kết quả đem lại, Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật cho người dân trong canh tác các loại cây trồng ở VGĐ. Tuy nhiên, cho tới nay, ở ViệtNam vẫn chưa có những cơ chế, chính sách hỗ trợ người nông dân trong công tác bảo tồn TNDTTV VGĐ - tài sản của quốc gia. Thiết nghĩ, trong nguồn ngân sách về bảo tồn tài nguyên và môi trường hiện nay, Nhà nước cần có sự cân đối, đầu tư riêng cho các hoạt động bảo tồn on-farm, trong đó phần lớn được giành cho bảo tồn on-farm VGĐ.

Viện Dược liệu

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025