Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 

(theo Khoahocphothong.com)

Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > TIN TỨC CHUNG - THỜI SỰ

Phát hiện nguồn rau dinh dưỡng - Rau bép

Cập nhật ngày 1/9/2008 lúc 4:54:00 PM. Số lượt đọc: 1064.

Cây lá bép (Gnetum gnemon L.), còn có tên khác là Dây gắm, thuộc họ dây Gắm (Gnetaceae, ngành hạt Thông - Pinophyta), là một loại rau ăn phổ biến, vị ngon ngọt, mọc trong rừng ở dạng cây bụi, có nhiều ở địa bàn các xã Đinh Trang Thượng và Đinh Trang Hòa của huyện Di Linh, xã Madagui, huyện Đạ Huoai, và nhiều nơi ở huyện Đam Rông, Lâm Đồng.

Đây cũng là loại rau cung cấp nguồn dinh dưỡng quý giá cho các chiến sĩ cách mạng ở vùng căn cứ cũ trong thời chống Mỹ. Hiện nay, lá bép đã trở thành hàng hóa và bán tại các chợ với giá từ 2.000 - 3.000 đ/bó. Tại nhà hàng Khu du lịch Madagui, nó là một đặc sản rất được ưa chuộng.

Kế thừa đề tài nghiên cứu của các nhà phân loại học ở Lâm Đồng, trong quá trình làm luận văn thạc sĩ, một cán bộ khoa học của Trung tâm ứng dụng kỹ thuật nông nghiệp Lâm Đồng đã gửi mẫu tới kiểm nghiệm tại Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Kết quả phân tích thật bất ngờ: trong lá bép có tới 7 acid amin thiết yếu (acid glutamic, aspartic…) với hàm lượng rất cao (206 - 208 mg/100 g), và 0,88% là đường khử (đường đơn).

Với kết quả này, Lâm Đồng có thể phát triển diện tích trồng cây lá bép như một loại rau ăn hàng ngày (trong việc tự phát hái lá bép từ rừng, người dân có thể nhầm lẫn với cây khác, kể cả loại có chất độc như cây lá ngón).

PHẢN HỒI CHO BÀI VIẾT:

Hình an ninh *:
 Bạn hãy điền 4 ký tự trong hình vẽ phía bên trái vào ô . Nếu các ký tự trong hình không rõ ràng, bạn có thể chọn một Hình an ninh mới
  (*) Các mục bắt buộc
Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025