Thông tin chung
Tên thường gọi: Rau ngổ
Tên khác: Rau om
Tên tiếng Anh:
Tên latinh: Limnophila aromatica Lour.
Thuộc họ hoa Mõm sói - Scrophulariaceae
Mô tả
Là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau Ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da.
Các bài thuốc:
Rau Ngổ 20 - 30g, giã nát, cho thêm nước sôi nguội, chắt lấy nước uống hằng ngày để trị sỏi thận:
Rau Ngổ khô 20 - 40g sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 ngày liền, dành cho người bị rắn cắn.
Rau Ngổ tươi 15 - 20g, Kiến cò 25g, giã nát, cho thêm 20 - 30ml rượu trắng, chắt lấy nước uống để chữa rắn cắn, còn bã đắp lên vết thương.
Rau Ngổ 15 - 30g sắc lấy nước uống hằng ngày để trị sổ mũi, ho.
Rau Ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau Ngổ để rửa hằng ngày.