Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > CÂY CỎ LÀM THUỐC

Bụp giấm - dược thảo công nghiệp quý hiếm

Cập nhật ngày 24/7/2008 lúc 10:10:00 PM. Số lượt đọc: 2968.

Cây Bụp giấm tuy là cây nhập ngoại, nhưng nó hợp với đất đồi núi Việt Nam (đất tận dụng) mà nơi đó trồng cây khác kém hiệu quả. Cây dễ trồng, ưa nắng, có sức sống mãnh liệt, lại mang đến cho chúng ta biết bao nhiêu lợi ích, mở ra một tiềm năng lớn trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm. Sản phẩm đầu tiên trà, nước cốt quả, rượu vang Hibiscus đã có mặt trên thị trường, chắc chắn sẽ đáp ứng phần nào nhu cầu của người tiêu dùng đối với một loại cây thảo dược quý.

Thông tin chung

Tên thường gọi: Bụp giấm

Tên khác: Hoa lạc thần, Lạc thần quỳ, Mai côi gia, Sơn gia, Lạc tể quỳ, Đay nhật,

Tên tiếng Anh:

Tên la tinh: Hibiscus sabdariffa Linn., gồm 2 thứ là Hibiscus sabdariffa Linn. var. sabdariffa và Hisbiscus sabdariffa Linn. var. altissima.

Tên đồng nghĩa: Abelmoschus cruentus, Hibiscus digitatus, Hibiscus gossypiifolius, Hibiscus sanguineus, Sabdariffa rubra

Thuộc họ Bông - Malvaceae

 

 

Hibiscus sabdariffa
 
(hình theo desertmodernism.com)

 

Mô tả

Cây bụi, cao 1 - 2 m. Thân màu lục hay đỏ tía, phân cành ở gốc. Cành nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc so le, lá ở gốc nguyên, lá phía trên chia 3 - 5 thùy, hình chân vịt, mép có răng cưa.

Hoa to mọc riêng lẻ ở kẽ lá, màu vàng, ở giữa màu đỏ tím sẫm; đài phụ (tiểu đài) gồm 8 - 12 cánh hẹp, phần dưới dính liền, có lông nhỏ, nở xoè ra và gập xuống; đài chính to, các lá đài dày, nhọn đầu, mọng nước màu đỏ tía.

Quả nang, hình trứng, nhọn đầu, có lông mịn, mang đài tồn tại; hạt nhiều, màu đen.

Mùa hoa quả: tháng 7 - 10.

Theo tài liệu nước ngoài, tuỳ theo mục đích sử dụng, người ta phân loại bụp giấm thành hai thứ: Hibiscus sabdariffa L. var. sabdariffa (trồng để lấy đài ăn và làm thuốc) và Hisbiscus sabdariffa L. var. altissima (chủ yếu để lấy sợi bện thừng).

 

anhtai.bvn (tổng hợp)

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024