Mokara là một giống lan có thời gian sinh trưởng khá chậm, kể cả giai đoạn nuôi cấy và ươm trồng cây con; thời gian trồng trong vườn cũng phải #24 tháng để cây ra hoa (trồng từ cây con) và ít nhất phải mất #6 tháng (đối với cành chiết hoặc cây >= 20 cm), nhưng do hiệu quả kinh tế cao nên người đầu tư vườn lan Mokara ngày càng nhiều và diện tích Mokara ngày càng phát triển nhất là ở các huyện Củ Chi, Bình Chánh.
Sau đây là một ít giống Mokara trồng phổ biến hiện nay:




CHUẨN BỊ TRỒNG
1. Chuẩn bị giá thể là vỏ đậu phọng: vỏ đậu phọng khi còn tươi thường dễ bốc nóng khi đổ đầy trên liếp trồng. Để giảm nhiệt độ trong liếp vỏ đậu phọng thường phải để sau 7 – 10 ngày và thường xuyên tưới nước. Thọc tay vào thấy nhiệt độ mát là có thể trồng được.
2. Cắt bỏ những rễ bị khô hoặc có vết trầy xước và phần gốc bị khô.
3. Không nên trồng ngay cây khi mới nhận về. Trước hết cần ngâm thuốc trị nấm như: Alliette hoặc Zineb hoặc Captan hoặc Metalaxyl (Ridomil) trong 10 phút. Treo ngược riêng từng cây cho ráo nước thuốc trong vòng 1 ngày. Sau đó có thể trồng dần được.
TRỒNG VÀO LUỐNG
- Trồng gốc cách mặt vỏ đậu phọng từ 15 – 20 cm.
- Có các kiểu trồng trồng như sau: Trồng hàng ngang và trồng dọc (nhìn từ trên xuống) tủy theo lối đi giữa luống trồng rộng hay hẹp.
Xem hình:


Trồng Mokara trên lưới

Trồng dọc Mokara trên luống, giá thể là vỏ đậu phọng

Trồng ngang Mokara
Cây được giữ đứng bằng thanh tre cắm đứng và dây cáp căng dọc, buộc cây bằng dây điện nhỏ.
CHĂM SÓC
Bước 1: Sau khi trồng 3 ngày, phun “dung dịch dưỡng cây” nồng độ 50 ml/8 lít để cây hồi sức mạnh lên và ra rễ mới.
Bước 2: Phun dinh dưỡng cho phong lan: 10 ngày phun 1 lần:
- Đối với cây nhỏ (# 10 cm) phun dạng 30-10-10 liều lượng. một muỗng canh cho 8 lít nước (khoảng 3 – 4 g/lít).
- Đối với cây lớn (# 20 cm) phun dạng 20-20-20, liều lượng. một muỗng canh cho 8 lít nước (khoảng 3 – 4 g/lít).
- Mỗi lần phun có thể thêm vitamine B1, ZnSO4, MgSO4, KCl, acid amine.
Khi cây ra rễ đến lớp vỏ đậu phọng, có thể rải thêm phân hữu cơ (dạng viên dùng để bón cho cây kiểng). Lượng 1 cà phê cho 1 cây.
Tưới nước:
- Mùa mưa: không cần phải tưới đẫm, chỉ cần tưới mát trên cây nếu cảm thấy nhiệt độ hơi cao trong vườn lan và tưới đẫm khi thấy bề mặt lớp vỏ đậu phọng bị khô trong những ngày không mưa.
- Mùa nắng: tưới đẫm vào buổi sáng (9 giờ sáng) tưới nhẹ vào buổi chiều (sau 14 giờ).
NGỪA BỆNH
Tủ thuốc vườn lan cần có:
Phòng ngừa nấm: Captan, Mancozeb, Carbedazine, Alliette, Ridomil (trị thối lá vào mùa mưa), Physan 20, Maneb, Propinap (Antracol) (trị thối hoa), Maneb, Netware
Phòng ngừa bacteria: Streptomycine, Oxytetracycline
Phòng ngừa côn trùng: Methamidophos, Cypermethyl, Nisoran, Chlorpyriphos.
Mùa mưa: 7 ngày phun 1 lần, thay đổi các loại thuốc, không phun hai lần liên tiếp cùng 1 loại thuốc.
Mùa nắng: 10 ngày phun 1 lần, thay đổi các loại thuốc, không phun hai lần liên tiếp cùng 1 loại thuốc.
CHỮA TRỊ BỆNH CHO LAN MOKARA (MỘT VÀI BỆNH THƯỜNG GẬP)
Tuột lá gốc: Phun phần dưới của cây dung dịch Ridomil 30 g/lít.
Thối đen lá non: Nguyên nhân do điều kiện trồng quá ẩm. Nên bớt tưới nước. Có thể phun Ridomil 30 g/lít hoặc Physan 20 hoặc Netware.
Đốm lá: Phun captan + Aliette hoặc Carbendazine
Trồng phong lan, việc ngừa bệnh rất quan trọng. Người trồng lan cần giữ chế độ phun phòng ngừa đều đặn để tránh vườn lan bị nhiễm bệnh. Khi bệnh đã phát hiện thì thường cắt bỏ lá, mầm hay rễ bị bệnh là công việc thường ngày của mỗi vườn lan.