1. Đặt vấn đề
Chi Ét ling (Etlingera Giseke) có khoảng 70 loài, phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, từ Ản Độ, Trung Quốc, Đông Dương, Thái Lan , Inđônêxia, Malaysia, đến Bắc Úc [1-2]. Ở Việt Nam hiện biết 4 loài [3-4]. Trong quá trình nghiên cứu các mẫu vật và các tài liệu của chi này ở Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện được loài Etlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M. Sm. Đây là loài từ trước tới nay vẫn nghi nhận là đặc hữu của hệ thực vật Trung Quốc [5-6]. Loài này được tìm thấy ở Vườn Quốc gia Pù Mát (Nghệ An), do đó ghi nhận đây là loài bổ sung thuộc chi Etlingera (Zingiberaceae) cho hệ thực vật Việt Nam. Như vậy chi Ét ling (Etlingera Giseke) hiện ở Việt Nam được ghi nhận là 5 loài.
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Vật liệu nghiên cứu là các đại diện của chi Etlingera ở Việt Nam, bao gồm các mẫu khô được lưu giữ ở phòng mẫu thực vật, Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN); Bảo tàng mẫu Thực vật, Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (UV) Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Paris (P), Viện Sinh học Nhiệt đới (VNM); Viện thực vật Côn Minh (KUN); các mẫu vật thu được trong quá trình điều tra thực địa. Chúng tôi sử dụng phương pháp hình thái so sánh để nghiên cứu và phân loại. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Khóa định loại các loài thuộc chi Etlingera ở Việt Nam
IA. Cánh môi dạng thìa hay thoi, dài 5,5¬6,5 cm, rộng đến 1,5 cm, chiều dài hơn chiều rộng 3-4 lần.
2A. Lá bắc dài bằng lá bắc con; chỉ nhị dài hơn bao phấn ....... 1. E.harmandii
2B. Lá bắc dài hơn lá bắc con; chỉ nhị ngắn hơn bao phấn ......... 2. E.punicea
IB. Cánh môi không phải thìa hay thoi, dài 3,2-5,5 cm, rộng 1,5-2 cm, chiều dài hơn chiều rộng 2-3 lần.
3A. Phiến lá cỡ 30-45 x 5-8 cm, đầu cánh môi nguyên ............ 3. E. pavieana
3B. Phiến lá lớn cỡ 50-70 X 7-15 cm, cánh môi khía tai bèo hay xẻ thùy
4A. Cuống cụm hoa trồi khỏi mặt đất, cánh môi bầu dục dài, phần rời đỏ tươi, đầu cánh khía tai bèo, quả hình cầu ................................. 4. E. littoralis
4B. Cuống cụm hoa nằm trong đất, cánh môi hình trứng ngược, phần rời màu vàng tươi, đầu cánh môi xẻ hai, quả hình cù .................. 5. E. yunnanensis
3.2. Mô tả loài được bo sung cho hệ thực vật Việt Nam
Etlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M. Smith - Ét ling vân nam
Notes Roy. Bot. Gard. Edinburgh. 43: 251. 19S6; Syn.: Achasma yunnanense T. L. Wu & S. J. Chen, Acta Phytotax. Sin. 16(3): 40. 197S.

Etlingera yunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M. Sm.
1. cả cây ; 2. lá; 3. lưỡi lá; 4. cụm hoa non; 5. cụm hoa; 6. cụm quả
(Ảnh: Đỗ Ngọc Đài, VQG Pù Mát: Khe Kèm)
Mô tả: Các thân giả mọc thành cụm, cao 2¬3 m. Lưỡi lá nguyên, hình trứng, dài 1-1,5 cm; cuống lá dài 5 mm; phiến lá nhẵn, hình lưỡi mác, kích thước 50-70 cm X 7-15 cm. Cụm hoa rất ngắn phát sinh từ thân rễ, nằm ngay sát mặt đất; cuống cụm hoa dài khoảng 4-5 cm, nằm dưới mặt đất, bao phủ bởi các lá bẹ dạng vảy, màu trắng-đỏ, hình trứng, kích thước 1.2-1.7 x2cm; đế cụm hoa dạng hình trứng hay hình elip, khoảng 4-5 cm X 3 cm, mang nhiều hoa màu đỏ xếp theo vòng tròn đồng tâm, 4-6 hoa nở cùng lúc. Lá bắc màu đỏ, hình trứng, kích thước 2.3-3.1 X 2-3 cm; lá bắc con hình ống, kích thước khoảng 2,7 cm x S mm. Đài hoa kích thước 3,5-4 cm, đầu xẻ 3 thùy dạng răng. Ồng tràng ngắn hơn đài hoa. Cánh môi hình trứng ngược, đỏ tía ở trung tâm, mép vàng tươi và hơi lượn sóng, phần tự do kích thước 2,5-3 cm, đầu chẻ hai. Chỉ nhị (phần rời ra ở trên) dài khoảng 5 mm, rộng khoảng 2-3 mm; bao phấn dài 6-8 mm. Bầu noãn cỡ 5 X 2-3 mm, có lông mịn. Quả nang, hình cù, 3- 5 cạnh không rõ, cỡ 3x1.5-2 cm, đỏ tía, nhiều lông mịn.
Loc. class.: China; Lectotypus: Mak sine num. (152342) (MAK).
Sinh học, sinh thái: Sống ven rừng, ven suối, sườn đồi nơi ẩm, nhiều mùn, ở độ cao 400-600 m. Ra hoa tháng 5- 6, ra quả từ tháng 7-10.
Phân bố: Mới ghi nhận ở Nghệ An (Pù Mát: Khe Kèm). Còn có ở Trung Quốc.
Mẫu nghiên cứu: NGHỆ AN DND 268, DND 2S4, DND 327, DND 532, DND 24S, DND 556, DND 541.
Bàn luận: Etlingera yunnanensis khác với loài E. littoralis bởi cánh môi dạng thìa, cánh môi màu vàng ở ngoài, ở trong màu tím đỏ. Ngoài ra đài hoa và nhị lép đều ngắn hơn.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã bổ sung loài Ét ling vân nam (Etlingerayunnanensis (T. L. Wu & S. J. Chen) R. M. Sm.) cho hệ thực vật Việt Nam nâng tổng số loài hiện biết của chi này lên 5 loài.
Lời cảm ơn:
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số: 106-NN.03- 2014.23.
Tài liệu tham khảo
[1] Larsen K. J. M. Lock H. Maas P. J. M. Maas, Zingiberaceae. In K. Kubitzki [ed.], The families and genera of vascular plants, vol. 4, 474-495. Springer-Verlag, Berlin, Germany, 1998.
[2] Wu T., L. K. Larsen. Family Zingiberaceae. In Z.-G. Wu and P. H. Raven [eds.], Flora of China, vol. 24, 322-377. Science Press, Beijing, China, and Missouri Botanical Garden Press, St. Louis, Missouri, USA, 2000.
[3] Nguyễn Quốc Bình, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện ST & TN Sinh vật, Viện HLKH & CN Việt Nam, Hà Nội, 2011.
[4] Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam, Nxb. Trẻ Tp Hồ Chí Minh, 2000.
[5] Simth R. M., New combinations in Etlingera Giseke (Zingiberaceae). Notes Roy. Bot. Gard. Edinburgh 43 (1986) 243 - 254.
[6] Wu T. L. & Chen S.J., Materils for Chinese Zingiberaceae. Acta Phytotax. Sin. 16(3) (1978) 25-48.
Đỗ Ngọc Đài
Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An
Nguyễn Thanh Nhàn, Phạm Hồng Ban,
Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh
Lý Ngọc Sâm
Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 85 Trần Quốc Toản, Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh