HomePage   News&Events   Database    Register   About Us   Search: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Compatible with

NEWS > NEW PLANTS

Three New Species and Three New Records of Aristolochia Subgenus Siphisia from Vietnam Including a Key to the Asian Species

Last modified on 22/10/2015 at 2:54:00 PM. Total 1279 views.

Aristolochia subgenus Siphisia comprises about 70 species, with a disjunct East- and South Asian to North- and Central American distribution. Here we describe and illustrate three new species of Aristolochia subgenus Siphisia from Vietnam: Aristolochia faviogonzalezii , A. tonkinensis , and A. tadungensis . The first two species are found in northern Vietnam while the latter occurs in southern Vietnam. Diagnostic characters distinguish the new species from their morphologically close relatives. Their distribution, ecology, phenology, ethnobotany, and conservation status are presented as well. In addition, three species are newly reported for the flora of Vietnam that were until now restricted to China, namely A. fangchi, A. hainanensis, and A. utriformis. An identification key to all Asian species of Aristolochia subgenus Siphisia is provided.

Nghiên cứu cũng ghi nhận bổ sung 3 loài cho hệ thực vật Việt Nam, là Aristolochia fangchi Y. C. Wu ex L. D. Chow & S. M. Hwang, Aristolochia hainanenis Merr. và Aristolochia utriformis S. M. Hwang. Tất cả loài mới và loài bổ sung đều thuộc phân chi Siphisia. Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố trên tạp chí chuyên ngành Systematic Botany, 40(3): 671-691, 2015. Những phát hiện mới này đưa tồng số loài Aristolochia phân chi Siphisia được ghi nhận ở Việt Nam lên 12 loài, khẳng định vùng Nam Trung Hoa – Việt Nam là trung tâm đa dạng của phân chi này trong khu vực cổ nhiệt đới châu Á.

Aristolochia faviogonzalezii T. V. Do, S. Wanke & C. Neinhuis – Mộc hương Favio

Loài này có đặc điểm hình thái tương tự loài Aristolochia cathcartii Hook. f. từ vùng Hymalaya, nhưng có thể phân biệt bởi phiến lá hình trứng rộng đến hình tim, phần nửa trên của họng màu trắng được khảm rải rác những chấm màu tím sậm, phần nửa dưới họng màu hồng nhạt và nhẵn.

Các nghiên cứu chúng tôi mới ghi nhận được 2 quần thể trong khu vực vùng núi đá vôi gần nhà máy xi măng Bút Sơn trên địa phận 2 tỉnh Hà Nam và Ninh Bình, miền Bắc Việt Nam. Cả 2 quần thể nằm ngoài khu vực rừng được bảo vệ và đang chịu sự tác động mạnh mẽ của con người. Vì vậy, tình trạng bảo tồn của loài này có thể đang ở mức nguy cấp (EN).

 

Hình thái bao hoa của Aristolochia faviogonzalezii (Ảnh: Nghiêm Đức Trọng)

 

Aristolochia tadungensis T. V. Do & T. H. Luu – Mộc hương Tà Đùng

Loài này có đặc điểm hình thái tương tự với loài Aristolochia hainanensis Merr. và Aristolochia xuanlienensis N.T.T Huong, B. H. Quang & J. S Ma, nhưng có thể phân biệt bởi ống phía trên hình phễu, thuôn dài, họng màu vàng được khảm nhiều chấm màu cam.

Loài được tìm thấy ở một số Khu Bảo tồn Thiên nhiên (KBTTN), khu rừng phòng hộ ở Đắc Nông (KBTTN Tà Đùng) và Lâm Đồng (Rừng phòng hộ Tà Nùng, Đà Lạt). Tuy nhiên, hầu hết các quần thể được ghi nhận với số lượng cá thể ít, trong khu vực vùng đệm hoặc khu vực không được bảo vệ nghiêm ngặt. Vì vậy, loài này có thể sẽ ở mức độ nguy cấp trong tương lai gần (VU).

 

Hình thái bao hoa của Aristolochia tadungensis (Ảnh: Lưu Hồng Trường)

 

Aristolochia tonkinensis T. V. Do & S. Wanke – Mộc hương Bắc

Các mẫu tiêu bản của loài này ở Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương hầu như bị định loại nhầm với loài Aristolochia saccata Wall. Trong các công trình công bố gần đây về tài nguyên thực vật VQG Cúc Phương, các mẫu tiêu bản này đều được định loại là Aristolochia saccata. Tuy nhiên, nghiên cứu trên cơ sở đặc điểm hình thái và sinh học phân tử, chúng tôi xác định các mẫu tiêu bản này thuộc loài khác biệt với Aristolochia saccata. Loài mới được đặc trưng bởi phiến lá hình trứng đến trứng rộng, gốc phiến lá tròn, họng màu trắng, không có các chấm.

Aristolochia tonkinensis phân bố khá rộng, nhiều quần thể được ghi nhận trong khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt ở một số VQG, KBTTN miền Bắc Việt Nam, như VQG Cúc Phương, KBTTN Ngọc Sơn-Ngổ Luông, KBTTN Pù Canh. Vì vậy, loài này vẫn đang được bảo tồn tốt.

 

Hình thái cụm hoa của Aristolochia tonkinensis (Ảnh: Nguyễn Mạnh Cường)

Vietnam National Museum of Nature

Rating:       Google Bookmarks Facebook sharing Twitter sharing   Email     Print it     Comment

READ MORE FROM AMAZON

NEWER POSTED ARTICLES:
PREVIOUSLY POSTED ARTICLES:
NEWEST ARTICLES


MOST VIEWED

READ MORE FROM AMAZON

WEBSITE LINKS

 
 
 
 
 
 
 

TAGS CLOUD

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2023