Đã thu thập được mẫu nguyên liệu cho phân tích hóa dược của 104 loài cây thuốc dựa trên các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên; điều tra thống kê được 347 bài thuốc từ các dân tộc đang sinh sống tại Tây Nguyên. Đặc biệt, đề tài đã phát hiện được loài Ráy leo mới cho khoa học, loài Trâm đài lạc dương - Rhaphidophora lacduongensis V.D.Nguyen & B.H.Quang, tại Đạ Chais, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng và kết quả nghiên cứu về loại cây này mới được công bố trên Blumea 59, 2015: 202–205.
Kết quả thử kháng Vi sinh vật kiểm định cho thấy 63/104 mẫu biểu hiện hoạt tính kháng ít nhất 1 trong 8 chủng vi sinh vật kiểm định là B. subtilis, S. aureus, E. coli, P. aeruginosa, A. niger và F. oxysporum S. cerevisiae và C. albicans. Các mẫu dương tính đều có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) ở 100 hoặc 200 µg/ml khi thử nghiệm ở 3 dãy nồng độ mẫu 200, 100 và 50 µg/ml.
Kết quả thử hoạt tính gây độc trên các tế bào ung thư cho thấy 5 mẫu biểu hiện hoạt tính gây độc 1-2 dòng tế bào ung thư. Trong đó, chỉ 1 mẫu (CTTN 147) có dương tính đối với dòng MCF7 với giá trị IC50 = 12,85 µg/ml.
Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa sử dụng chất thử 1,1-diphenyl-1-2-picrylhydrazyl (DPPH) cho thấy gần 1/2 số mẫu thử (41/104 mẫu) có biểu hiện hoạt tính với khả năng bẫy (scavenging capacity, SC) các gốc tự do >50%.
Ngoài ra, đề tài đã tạo dịch chiết của 104 mẫu nguyên liệu từ các loài cây thuốc thu thập được theo các bài thuốc dân tộc tại Tây Nguyên và lần đầu tiên phân lập được 2 hợp chất lignan mới từ dịch chiết methanol của cây Zanthoxylum rhetsa.
Trâm đài lạc dương - Rhaphidophora lacduongensis V.D. Nguyen & B.H. Quang
Cây trưởng thành (A), Nháng mang bông mo (B), Bông nạc (C), Cây con (D)
(Ảnh: N.V.Dư, 8/2013, tại Lạc Dương)
theo các tác giả, ngoài Lạc Dương, loài này còn phát hiện ở khu vực Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.