Vàng tâm trong Sách của Phạm Hoàng Hộ
Trên các trang mạng, mọi người có thể tìm thấy "Quy trình kỹ thuật trồng cây Mỡ" do Viện Khoa học Lâm nghiệp soạn thảo, và ở đó, cây Mỡ được gọi với tên khoa học là Manglietia conifera.
Mỡ phú thọ trong Sách của Phạm Hoàng Hộ
Loài này là tên đồng danh của cây Mỡ trên đường Nguyễn Chí Thanh - Magnolia chevalieri
Trên các trang thong tin khác, trong Sách đỏ Việt Nam, người đọc cũng dễ dàng tìm được thông tin Vàng tâm, loài có tên khoa học là Manglietia dandyi.
Tuy nhiên, cả hai cái tên trên, hiện nay giới khoa học thực vật đều không sử dung nữa. Trên The Plant List http://theplantlist.org, các loài này hiện nay có tên là Magnolia conifer và Magnolia dandyi.
Quay trở lại với những từ "Tiếng Việt", trong "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ tập I (2001), cái tên Manglietia conifera được gọi với tên Việt là VÀNG TÂM, chỉ có một loài duy nhất trong họ Mộc lan có tên MỠ, đó là Mỡ phú thọ - Manglietia phuthoensis.
Trên trang chủ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, cây Mỡ được gọi bang tên khoa học Manglietia conifera hoặc Manglietia glauca, rõ ràng trang này chưa biết chính xác tên khoa học của cây Mỡ là gì.
Cây mỡ trong Kỹ thuật trồng Mỡ của Viện Khoa học Lâm nghiệp, đặt tên là M.conifera hoặc M.glauca
Từ hai vấn đề khách quan trên, nếu không phải là nhà thực vật học, rất dễ đem cây Mỡ với quy trình lâm nghiệp của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và lấy tên khoa học là Manglietia conifera rồi đem ghép với tên khoa học trong Cây cỏ Việt Nam, ta sẽ được MỠ = VÀNG TÂM.
Để tránh nhầm lẫn này, trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cây Vàng tâm được đặt tên Việt Nam chính thức cho Manglietia dandyi (mà hiện giờ là Magnolia dandyi, Manglietia dandyi là tên cũ).
Ngược trở về với cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, các chuyên gia lâm nghiệp đã khẳng định, nó đúng là cây Mỡ trồng trong ngành lâm nghiệp hiện nay rồi. Vấn đề ở đây là: bảo cây đó là Vàng tâm có đúng không? Nói đó là cây trong Sách đỏ có đúng không? Chúng tôi khẳng định lại, cũng như lời của TS. Nguyễn Tiến Hiệp, trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam đã khẳng định, cây đó không phải là bất kỳ một loài nào trong Sách Đỏ Việt Nam.
Còn vấn đề gọi là Vàng tâm? Như chúng tôi đã nói, theo suy luận ở trên, cây Mỡ có thể được gọi là Vàng tâm?
Trao đổi vấn đề này với TS. Nguyễn Tiến Hiệp, ông khẳng định, M.conifera phân bố rất hẹp trong rung tự nhiên, khu vực Tam Đảo chẳng hạn, chưa nhân trồng được, nó là nhóm gỗ cứng, lõi vàng nên người dân địa phương cũng gọi là Vàng tâm, và theo đó, các mẫu thu của loài này cũng có tên Vàng tâm, GS. Phạm Hoàng Hộ theo đó cũng đặt tên Việt Nam là Vàng tâm. Còn đối với loài Vàng tâm quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam, ở Việt Nam, chúng cũng là loài chỉ mọc trong rừng tự nhiên, phân bố ở Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phong Nha Kẻ Bàng, Nghệ An Hà Tĩnh, ở độ cao 300 trở lên và lý tưởng nhất là từ 800 đến 1000m. TS. Hiệp cũng khẳng định lại tên khoa học của cây trồng lâm nghiệp - cây Mỡ, đó là Magnolia chevalieri (Dandy) V.S.Kumar, không phải loài M.fordiana. Tên Magnolia phuthoensis, Manglietia chevalieri hay Manglietia phuthoensis cũng chỉ là tên đồng danh, tên cũ của Magnolia chevalieri. Loài M.fordiana được gọi là Giổi ford trong khi đó loài Mỡ Magnolia chevalieri hay Mỡ phú thọ (M.phuthoensis theo Phạm Hoàng Hộ) cũng là loài có phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào. Người dân Hà Giang, Phong Nha Kẻ Bàng gọi cây Mỡ - Magnolia chevalieri này là Mỡ vàng tâm vì theo họ khi già cây có lõi vàng thì gọi là vàng tâm để phân biệt với loại gỗ Mỡ khi còn non, tâm chưa vàng. Hỏi người dân ở Đoan Hùng, trước đây vùng này cũng có, thì họ bảo rằng cây nó già thì nó thành vàng tâm - nên gọi là mỡ vàng tâm. theo TS. Hiệp thì có tới 4 loài khi già có gỗ vàng ở ruột, đó là Mỡ - Magnolia chevalieri, Vàng tâm - Magnolia dandyi, Magnolia conifera và Magnolia fordiana, do vậy, từ “vàng tâm” là một cái tên rất chung chung.
Như vậy có thể khẳng định, việc gọi tên cây Mỡ trồng ở đường Nguyễn Chí Thanh là Vàng tâm là sai, cả từ việc mượn tên địa phương của người dân các vùng trồng nguyên liệu Mỡ (phải gọi rõ là Mỡ vàng tâm - một loại gỗ Mỡ khi già để phân biệt với loại gỗ Mỡ khi còn non, tâm chưa vàng) hay căn cứ chưa chuẩn của quy trình được đưa ra từ Viện Khoa học lâm nghiệp (tên khoa học Sai vì dùng M.conifera) rồi kết nối với tài liệu cũ là Cây cỏ Việt Nam như trên đã trình bày.
Trở lại với vấn đề liệu cây Mỡ ở đường Nguyễn Chí Thanh có thể phù hợp với quy hoạch cây xanh đô thị của Hà Nội hay không. Các chuyên gia lâm nghiệp căn cứ trên các tiêu chí sinh thái học của loài này đều khẳng định nó không phù hợp với môi trường sống của Hà Nội, đặc biệt là chưa có các thử nghiệm trồng nào. TS. Nguyễn Tiến Hiệp cũng cho biết, ở Hà Nội có hai loài họ Ngọc lan sống được là cây trứng gà và cây bạch lan, ông cho rang loài này trong điều kiện sống ở điều kiện cao, đất tốt, thoát nước, mà đưa về Hà Nội thì tiến sĩ dự đoán khả năng chết rất cao do điều kiện thổ những và khí hậu không phù hợp. Hơn nữa, cây này không đúng tiêu chí của nghị định về trồng cây ở khía cạnh tránh cây có côn trùng sâu bệnh. Cây này mọc trong điều kiện tự nhiên có hoa lúc đầu thoang thoảng rất thơm tồn tại trong 15-20 ngày, đến thời điểm rụng hoa có mùi xú uế rất khó chịu, không thích hợp giả sử có sống được.
Vậy nên chăng thành phố đổi hết Mỡ thành Bạch lan hoặc Trứng gà thay vì nó không phải là VÀNG TÂM như mong muốn?