HomePage   News&Events   Database    Register   About Us   Search: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Compatible with

NEWS > GENERAL NEWS

6700 trees replacing affair in Hanoi: "the voice form the management and scientist"

Last modified on 27/3/2015 at 1:59:00 PM. Total 1730 views.

Trong một cuộc Hội thảo do "Trung tâm con người và thiên nhiên" tổ chức, trao đổi với các phóng viên, TS.Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho biết, ông đã lấy mẫu cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh đem về nghiên cứu và khẳng định đây là cây Mỡ chứ không phải Vàng tâm. Vàng tâm và Mỡ có cùng họ Ngọc lan nhưng 2 loại cây này có những đặc điểm khác nhau.

TS. Nguyễn Tiến Hiệp tại Hội thảo

Tuy nhiên, ông Hiệp cho hay, hiện nay tại một số địa phương, người dân vẫn coi gọi cây Mỡ là Mỡ vàng tâm hoặc là Vàng tâm.

“Có 3 loài cây thuộc dòng Ngọc lan nhiều người dân đều gọi là Vàng tâm cả. Vì cả 3 loài này gỗ đều vàng. Tuy nhiên, cây Vàng tâm chính thức theo tài liệu khoa học Việt Nam công bố là loài khác. Vàng tâm có tên khoa học là Magnolia dandyii, lá có lông xồm xoàm, quả tròn.

Thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội: 'Khả năng cây chết rất cao' Bản chất của gỗ mỡ là thường sống ở độ cao từ 200m trở lên. Nó sống rất tốt ở độ cao 700-1000m. Loại cây này không thể thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tại Hà Nội.  Thay thế 6.700 cây xanh ở Hà Nội: 'Khả năng cây chết rất cao'

Cây Mỡ có tên khoa học là Magnolia chevalieri, có lá nhẵn, quả hình bầu dục. Cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây Mỡ chứ không phải Vàng tâm”, ông Hiệp khẳng định.

Theo TS.Nguyễn Tiến Hiệp, gỗ Mỡ và Vàng tâm đều được sử dụng. Nhưng Vàng tâm chính thức là cây gỗ quý hiếm, đi vào cuộc sống của người dân nhiều hơn, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Tại Việt Nam, loài này gặp mọc tự nhiên ở Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên), Sơn La (Vân Hồ), Điện Biên (Tủa Chùa), Yên Bái, Thanh Hóa (Thường Xuân), Nghệ An (Con Cuông), Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa).

Trong khi đó, cây Mỡ là một loại cây phục vụ cho trồng rừng, được trồng rất phố biến ở các tỉnh Lào Cai, Yên  Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… Gỗ Mỡ mềm, chủ yếu được sử dụng để làm giấy.

Ông Hiệp cho biết thêm, hoa Mỡ có hình thức rất đẹp, tuy nhiên, mùi của nó lại rất khó chịu.

Cành mỡ được lấy trên đường Nguyễn Chí Thanh

“Cây Mỡ trồng ngoài tự nhiên thường nở hoa và tháng 2 đến tháng 4. Hoa Mỡ chỉ tồn tại khoảng 15-20 ngày. Hoa cơ bản có 3 vòng, 9 cánh. Cánh ngoài thì xanh, hồng, bên trong thì có màu trắng.

Nhìn hình thức thì hoa Mỡ rất đẹp, chỉ muốn ăn luôn. Những ngày đầu hoa nở thì có mùi thơm thoang thoảng. Nhưng càng về sau thì có mùi thum thủm, thối thối. Cánh hoa này rất dày, giống như cánh của hoa Atiso. Chính vì thế, khi hoa rụng xuống đất thì rất bẩn”, ông Hiệp nói

ST

Rating:       Google Bookmarks Facebook sharing Twitter sharing   Email     Print it     Comment

READ MORE FROM AMAZON

NEWER POSTED ARTICLES:
PREVIOUSLY POSTED ARTICLES:
NEWEST ARTICLES


MOST VIEWED

READ MORE FROM AMAZON

WEBSITE LINKS

 
 
 
 
 
 
 

TAGS CLOUD

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024