Sắn dây, hình theo linchi.net
|
Người ta trồng sắn dây lấy rễ luộc ăn và làm thuốc
Y học cổ truyền coi rễ sắn dây là một vị thuốc mát, có tác dụng giải nhiệt, sinh tân, chống khát, làm ra mồ hôi, dễ tiêu, chỉ tả, chữa các chứng sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, rôm sảy, viêm ruột, đau dạ dày... Người lớn và trẻ em dùng rất tốt. Liều dùng hằng ngày từ 10-15g cát căn phiến hay 5-10g bột sắn dây. Người có máu hàn không nên dùng.
Y học cổ truyền dùng cát căn dưới 2 dạng:
Nước sắc: Lấy 10g cát căn phiến sắc với 200ml nước còn 50ml, uống lúc nóng, làm 1 lần trong ngày, có thể phổi hợp với các vị thuốc khác theo công thức “Cát căn thang” gồm cát căn 8g, đại táo 5g, ma hoàng 5g, gừng sống 5g, quế chi 4g, bạch thược 4g, cam thảo 4g, sắc uống.
Thuốc bột: Cát căn phiến 10g, thục liền 5g, bạch chỉ 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Ngày uống 10g, chia làm 2 lần với nước ấm. Viện Dược liệu đã chế viên bạch địa căn gồm cát căn, bạch chỉ và địa liền để làm thuốc hạ sốt, giảm đau, mỗi viên có cát căn 0,12g, bạch chỉ 0,10g, địa liền 0,03g. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 viên.
Kinh nghiệm dân gian dùng bột sắn dây uống sống
Hoà bột vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều. Về mùa hè những lúc lao động hoặc đi đường xa mệt nhọc uống nước bột sắn dây giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng. Có thể dùng bột sắn dây phối hợp với rau má cho thêm mát và công hiệu theo cách làm sau: Lấy 20g rau má, rửa sạch, giã nát thêm nước sôi để nguội vắt kiệt nước rồi hoà 10g bột sắn dây vào, thêm đường uống. Hoặc nấu chín để ăn. Hoà bột sắn dây với đường trắng và nước rồi nấu như kiểu quấy bột. Bột sắn dây còn được dùng làm làm kết dính trong việc bào chế thuốc viên.