Là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Quê gốc của loại cây này thì không rõ. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ, Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ
Ngoài ra, mướp đắng còn có các tác dụng dược lý sau:
- Chống các gốc tự do - nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường...
- Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá(uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).
Cách bào chế: Mướp đắng tươi 200 g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3-4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
Nước ép quả mướp đắng tươi có tác dụng chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng, giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hóa, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.
Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt), cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ; sau đó cho vào túi vải sạch (đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút) vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 500 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1 kg quả tươi ban đầu thì cho 300 ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 2, nước 3 đun sôi trong 15 phút.
Chia liều: Nếu ban đầu có 1 kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau khi uống mướp đắng, có thể tráng miệng bằng nước cỏ ngọt hoặc đường Aspartam (mua ở nhà thuốc) hay 1 thìa cà phê (5 ml) mật ong (nếu không bị bệnh tiểu đường thì tráng miệng bằng 1 thìa đường kính cũng được).
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
Mướp đắng với bệnh ung thư và AIDS
iều trị bệnh bằng ăn uống trong gia đình ở thế kỷ 21-TQ thì mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Prôtêin, chất béo, hợp chất đường thô. Đặc biệt có chứa các chất giống như insulin, có tác dụng hạ đường trong máu rất rõ rệt, có thể dùng chữa bệnh đái tháo đường.
Thành phần Prôtein trong mướp đắng có công năng miễn dịch cao, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, do đó có thể coi là thực phẩm có thể điều trị trong bệnh ung thư. Các nhà khoa học Mỹ còn cho rằng có thể chiết xuất từ trong quả mướp đắng ra được 3 loại prôtein có thể tiêu diệt được virut gây bệnh AIDS.
Trong tác phẩm y học cổ: Tùy tức Cư ẩm thực phổ của Trung Quốc có ghi về mướp đắng: Khi còn xanh thì đắng, hàn, trừ được nhiệt, làm sáng mắt, thanh tâm, có thể làm tương, có thể ướp muối. Khi còn tươi thì đem xào với thịt ăn, khi chín thì màu đỏ, có tác dụng dưỡng huyết, tư âm, bổ tỳ, bổ thận. Ăn mướp đắng tăng thêm cảm giác thèm ăn, nâng cao tinh thần, thanh trừ được nóng bức... Đem giã mướp đắng tươi vắt lấy nước, pha vào nước sôi uống có thể chữa được bệnh kiết lỵ. Đem thái nhỏ ruột mướp đắng, nấu lên ăn có thể giải phiền, khát, háo. Mướp đắng đem sắc với 6g mộc tặc thảo, 15 g hạ khô thảo để uống, có thể chữa được bênh can hỏa thượng viêm (biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, đỏ mắt, đau mắt, chảy máu mũi... ). Đem mướp đắng sấy khô rồi nghiền thành bột, pha với nước sôi uống 3g, có thể chữa được bệnh đau mắt, đau vị khí. Mướp đắng thái mỏng phơi khô pha với chè xanh uống có thể chữa sốt do trúng nắng, trúng nóng, tiểu tiện bất lợi. Những người bị viêm gan, tiểu đường thường xuyên ăn mướp đắng cũng rất tốt.
Theo sách Tuyền Châu bản thảo của Trung Quốc thì mướp đắng có chất Balsampear glucoside có tác dụng hạ đường trong máu. Các chất chiết xuất ra từ mướp đắng có thể kết hợp với các kháng thể và thụ thể của chất insulin tác dụng giống y chất insulin vậy. Bài thuốc cổ truyền khổ qua giáng đường thang cho biết người bị bệnh tiểu đường có thể thường xuyên dùng, rất có lợi cho việc hạ đường trong máu: Dùng 200g quả mướp đắng tươi, 10g cẩu khởi tử lọc bỏ những tạp chất đi, đem rửa sạch. Thịt lợn rửa sạch thái thành miếng sợi dài, cho vào nồi, cho ít nước vào cùng với chút gừng sống, đun ngọn lửa vừa thành canh; sau khi thịt chín, cho cẩu khởi tử vào tiếp tục đun cho sôi, rồi cho mướp đắng vào đảo đều, và cho gia vị cần thiết khác, làm thành món ăn chữa bệnh cực tốt, rất hiệu nghiệm.
Mướp đắng VN có tác dụng hạ đường huyết
Theo TS Nguyễn Ngọc Hạnh - viện phó Viện Công nghệ hóa học, kết quả thử nghiệm tại ĐH Y dược TP.HCM và ĐH Dược Kyoto (Nhật) cho thấy dịch chiết từ trái mướp đắng được thu hái tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển dược liệu miền Trung có hoạt tính hạ đường huyết.
Tuy nhiên, chất nào trong trái mướp đắng có tác dụng hạ đường huyết đang được tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm. TS Hạnh cho biết tại viện của bà cũng đã nghiên cứu thành công qui trình công nghệ chiết xuất dịch chiết từ trái mướp đắng.