Tên phổ thông: Hà thủ ô
Tên khác: Giao đằng, Dạ hợp
Tên tiếng Anh: Chinese knotweed hoặc Flowery knotweed
Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson
Tên đồng nghĩa (Synonym): Polygonum multiflorum Thunb.
Thuộc họ Rau Răm (Polygonaceae)
Mô tả sơ bộ:
Hà thủ ô đỏ sống lâu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ. Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5 - 7cm, rộng 3 - 5cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả. Quả 3 cạnh, khô, không tự mở
Tình trạng bảo tồn: cấp R (hiếm)
Bộ phận dùng: rễ củ. Rễ to đường kính trên 4cm, khô vỏ nâu sậm cứng đỏ, chắc, nhiều bột ít xơ, không mốc mọt là tốt.
Tính vị: vị đắng, ngọt, tính ấm, chát.
Quy kinh: Vào kinh Can và Thận.
Tác dụng: làm thuốc ích khí, trừ phong, mạnh gân cốt, bổ Can Thận.
Chủ trị:
- Di tinh, đới hạ, huyết hư, tiêu ra máu, suy nhược.
- Thiếu máu biểu hiện như da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, sớm bạc tóc, đau và yếu vùng lưng và đầu gối: Dùng Hà thủ ô với Sinh địa hoàng, Nữ trinh tử, Câu kỷ tử, Thỏ ti tử và Tang kí sinh
- Táo bón do trường vị táo: Dùng Hà thủ ô với Đương qui và Hoả ma nhân
- Sốt rét mạn tính do suy yếu cơ thể: Dùng Hà thủ ô với Nhân sâm, Đương qui trong bài Hà Nhân Ẩm
- Lao hạch: Dùng Hà thủ ô với Hạ khô thảo và Xuyên bối mẫu
Liều dùng: Ngày dùng 12-20g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Lấy Hà thủ ô đã cắt miếng cho vào chậu, đổ rượu ngon vào tẩm một đêm, cứ 10kg Hà thủ ô thì dùng 2,5kg rượuNgày hôm sau bỏ vào chõ đồ 4 giờLấy ra phơi râm cho khôLại tẩm lại đồ hai lần nữa là được. Miếng Hà thủ ô sẽ thành sắc đen nâu.
Theo kinh nghiệm VN: Rửa sạch, ngâm nước vo gạo 1 ngày đêm. Rửa lại đổ nước đậu đen vào cho ngập (1kg Hà thủ ô, 100g đậu nấu với hai lít nước cho nhừ nát). Nấu cho đến khi gần cạn (nên đảo luôn cho được chín đều), củ trở nên mềm, lấy ra bỏ lõi (nếu có), thái hoặc bào mỏng rồi phơi khô, nếu còn nước đậu đen thì tẩm phơi cho đến hết (cách này thường dùng).
- Muốn cho kỹ nữa thì trước khi thái miếng làm cửu chưng cửu sái.
- Khi đun nấu, đặt một cái vỉ ở đáy dụng cu để khỏi cháy khét.
- Hà thủ ô đỏ (có thể thêm Hà thủ ô trắng - Tylophora juventas Woodson, Họ Thiên lý - Asclepiadaceae). Mỗi thứ đều nhau, ngâm nước vo gạo 4 ngày đêm, ngày thay nước gạo một lần. Cạo bỏ vỏ Hà thủ ô, lấy đậu đen đãi sạch rồi cho dược liệu vào chõ, cứ 1 lượt hà thủ ô 1 lượt đậu đen, đồ cho chín nhừ đậu đen; bỏ đậu đen lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ; làm như vậy (phơi, đồ) 9 lần. Cuối cùng lấy hà thủ ô thái hay bào phiến hay sấy khô và tán bột.
- Rượu Hà thủ ô: sau khi bào chế rồi, tán bột, bỏ vào trong túi vải, ngâm rượu 40o trong 10 ngày với tỷ lệ 1/4. Lọc pha thêm si rô đơn càng tốt (nửa rượu Hà thủ ô với 1 si rô). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 - 60ml trước bữa ăn.
Bảo quản: để nơi khô ráo, năng đem phơi vì dễ bị mọt
Kiêng kỵ: Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp đờm thấp nặng, táo bón nhiều hoặc tiêu chảy
Hà thủ ô bổ máu, làm đen râu, tóc:
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có công dụng bổ can thận, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiện, làm đen râu tóc. Y học hiện đại đã phát hiện thêm nhiều công dụng quý nữa của vị thuốc này, chẳng hạn như bảo vệ gan, dự phòng xơ vữa động mạch...
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hà thủ ô có tác dụng dược lý khá phong phú như điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc. Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại, người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan...
Có lợi cho việc sinh con
Lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, chủ về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc thì sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con. Trong sách Bản thảo cương mục, danh y Lý Thời Trân đã ghi lại chuyện Minh Thế Tông hoàng đế chữa khỏi chứng bất dục bằng phương thuốc Thất bảo mỹ nhiêm đan trứ danh với chủ dược là hà thủ ô.
Kéo dài tuổi thọ
Y học cổ truyền cho rằng, sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định, bởi vậy việc sử dụng hà thủ ô lâu dài để bổ ích thận tinh cũng có tác dụng kéo dài tuổi thọ.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh hà thủ ô có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng. Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nâng cao khả năng chống rét của cơ thể, nhuận tràng và giải độc.
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan...