HomePage   News&Events   Database    Register   About Us   Search: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Compatible with

NEWS > ETHNOBOTANY

Panax vietnamesis - secret traditional medicine of ethnic people

Last modified on 23/9/2010 at 1:15:00 PM. Total 8417 views.


Sâm ngọc linh - Panax vietnamensis
ảnh heo vncreatures.net

Có người nói sâm Việt Nam là cây “thuốc giấu” của đồng bào dân tộc, được sử dụng như một vị thuốc trị nhiều bệnh, tăng lực, chống mệt mỏi khi đi rừng dài ngày... Theo truyền tụng, chỉ có các già làng biết nơi mọc và cách sử dụng nó. Năm 1976, công trình nghiên cứu sơ bộ của TS. Nguyễn Thới Nhâm tại Ba Lan cho thấy thành phần saponin của sâm Việt Nam khá giống nhân sâm. Năm 1985, tên khoa học của sâm Việt Nam được xác định là Panax vietnamensis Ha et Grushv., một loài sâm mới của thế giới, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae).

Hàng chục công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng tỏ sâm Việt Nam có thành phần hóa học phong phú và khá giống nhân sâm. Nó chứa hơn 50 loại saponin chủ yếu thuộc nhóm dammaran, trong đó có 24 hợp chất mới. Hàm lượng saponin trong sâm Việt Nam (13 - 18%), cao hơn hẳn so với nhân sâm (4 - 8%) và các loài sâm khác. Tác động dược lý và lâm sàng của sâm Việt Nam rất giống nhân sâm: tăng lực, tăng sức bền vận động, trị suy nhược, chống stress, chống viêm gan, trị tiểu đường... Ngoài ra, sâm Việt Nam còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Những công trình công bố gần đây còn cho thấy sâm Việt Nam có tác dụng chống stress (thực thể và tâm lý), phòng chống ung bướu, tăng cường khả năng giải độc gan...

Tại các hội nghị quốc tế về sâm trong những năm gần đây, sâm Việt Nam được đặc biệt quan tâm. Các nhà khoa học xếp sâm Việt Nam vào loại sâm quý.

Sâm Việt Nam đã được di thực trồng ở nhiều nơi. Để đánh giá chất lượng, nhóm nghiên cứu Sở y tế Quảng Nam phối hợp với khoa dược, Trường đại học y dược TP.HCM, đã lấy các mẫu sâm ở các vườn xã Trà Cang, Trà Nam, huyện Nam Trà My; vườn xã Trà Linh (mẫu đối chứng) và vườn xã CH’Ơm, huyện Tây Giang để thử nghiệm. Kết quả định lượng các saponin chính trong các mẫu sâm Việt Nam cho thấy: sâm trồng tại trại Trà Linh có hàm lượng MR2 (majonosid – R2) cao nhất trong số các mẫu khảo sát. Mẫu di thực tại vườn xã CH’ Ơm có hàm lượng G-Rb1 (ginsenosid - Rb1) và G - Rg1 (ginsenosid - Rg1) cao hơn trong mẫu sâm đối chứng, nhưng tổng hàm lượng các saponin chính tương đương với mẫu sâm đối chứng. Riêng mẫu di thực đến vườn xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn có tổng hàm lượng các saponin chính thấp hơn mẫu sâm đối chứng khoảng 25%. Mẫu di thực vào Trà Nam có tổng hàm lượng các saponin chính thấp hơn mẫu sâm đối chứng khoảng 36%. Mẫu di thực vào Trà Cang có tổng hàm lượng các saponin chính chỉ bằng 1/6 so với mẫu sâm đối chứng.

Dựa vào các kết quả thu được có thể đánh giá sơ bộ rằng: việc di thực có thể là khả thi đối với khu vực CH’ Ơm và Phước Lộc vì kích thước, hình dáng củ, hàm lượng các saponin chính trong củ sâm di thực khá tương đồng với mẫu sâm đối chứng. Việc di thực vào Trà Nam không mang kết quả tốt vì hàm lượng các saponin chính chỉ bằng 36% so với sâm đối chứng và kích thước củ cũng kém phát triển hơn so với các mẫu di thực vào Tây Giang và Phước Sơn. Việc di thực vào Trà Cang được xem là không thành công vì các củ sâm di thực không phát triển và hàm lượng các saponin chính quá thấp.

Xem thêm:

Tìm hiểu về cây Sâm Ngọc Linh

Trồng sâm Ngọc Linh trong... 20 ngày

Myhanh (collect)

Rating:       Google Bookmarks Facebook sharing Twitter sharing   Email     Print it     Comment

READ MORE FROM AMAZON

NEWER POSTED ARTICLES:
PREVIOUSLY POSTED ARTICLES:
NEWEST ARTICLES


MOST VIEWED

READ MORE FROM AMAZON

WEBSITE LINKS

 
 
 
 
 
 
 

TAGS CLOUD

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024