Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Bổ sung một số dẫn liệu về sinh thái và bảo tồn loài Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

Cập nhật ngày 11/8/2010 lúc 4:07:00 PM. Số lượt đọc: 4048.

Hoàng đàn hữu liên (Cupressus tonkinensis Silba) mọc ở Khu BTTN Hữu Liên thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) là một trong 10 loài Thông ưu tiên cho hoạt động bảo tồn tại Việt Nam. Đây là loài thực vật mới được mô tả, đặc hữu hẹp và được xếp vào nhóm IA trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên những thông tin về sinh thái, sinh học của loài cây đặc hữu hẹp này còn ít ỏi và có khi chưa thống nhất

Chúng ta vẫn chưa biết được loài này mọc trong các điều kiện tự nhiên nào, còn sót lại trong tự nhiên hay đã bị tuyệt chủng hoàn toàn. Mục đích nghiên cứu này của chúng tôi là thu thập thêm các dẫn liệu nhằm góp phần trả lời một số vấn đề chưa biết đầy đủ nêu ở trên như Hoàng đàn hữu liên mọc ở đâu (chân núi, sườn núi hay đỉnh núi), các loài thực vật mọc chung và hiện trạng trong tự nhiên. Những thông tin này sẽ góp phần xây dựng những biện pháp bảo tồn cụ thể.

Phương pháp nghiên cứu


Hình 1: Sơ đồ các điểm nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu là núi đá vôi thuộc Khu BTTN Hữu Liên, xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (xem hình 1). Đây là khu vực núi đá vôi thấp, có độ cao trung bình từ 300 đến 500m so với mặt biển, rừng tự nhiên đã và vẫn tiếp tục bị khai thác ngày càng trầm trọng. Chúng tôi đã tổ chức 2 đợt gồm 4 tuyến điều tra, nhằm vào những nơi trước đây Hoàng đàn hữu liên đã từng mọc cũng như nơi có thông tin từ người dân là loài này hiện vẫn đang tồn tại trong tự nhiên. Đợt 1 với sự tài trợ của Chương trình bảo tồn thực vật Việt Nam từ ngày 15 đến ngày 18/03/2009 gồm 2 tuyến (điểm 1): tuyến 1 quanh tọa độ 21040’17’’B; 106023’07’’Đ; độ cao khoảng 450m; tuyến 2 quanh tọa độ 21040’20’’B; 106023’25’’Đ, độ cao khoảng 450m; thuộc thôn Tân Lai, xã Hữu Liên và thu thập được 145 số hiệu có kí hiệu từ PVT 233 đến PVT 378. Đợt 2 được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 18/06/2009 gồm 2 tuyến (điểm 2): tuyến 3 quanh tọa độ 21040’32’’B; 106023’45’’Đ, độ cao khoảng 400m; tuyến 4 quanh tọa độ 21041’16’’B; 106023’40’’Đ, độ cao khoảng 460m; thuộc thôn Ba Lẹng, xã Hữu Liên và thu thập được 78 số hiệu có kí hiệu từ PVT 426 đến PVT 504. Các mẫu thực vật khô sau khi nghiên cứu được lưu trữ tại Phòng Tiêu bản thực vật (HN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Tên khoa học được xác định theo một số chuyên khảo và được GS.TS. Phan Kế Lộc kiểm tra lần cuối cùng.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Tổng số chúng tôi đã thu thập được 223 số hiệu mẫu vật khô. Sau khi định loại chúng tôi lên được danh lục các loài thực vật mọc chung với Hoàng đàn hữu liên nêu trong Trích yếu (Bảng 1) dưới đây. Một số mẫu do thiếu thông tin nên chưa xác định được tên khoa học, do đó không nêu ở đây.

Bảng 1. Trích yếu một số loài thực vật mọc chung với Hoàng đàn hữu liên

 

Ghi chú: viết tắt Dạng cây: GO- cây gỗ; BUI- cây bụi; CO- cỏ; DL- dây leo; CPS- sống bám trên cây.

Kết quả phân tích các dẫn liệu trong bảng 1 cho thấy: Đã ghi nhận được 126 loài thuộc 106 chi thuộc 58 họ thực vật của 3 ngành thực vật. Trong đó ngành Ngọc lan chiếm số lượng các taxon nhiều nhất với số loài chiếm 88,1%, số chi chiếm 89,8%, số họ chiếm 87,9% tổng số loài, chi, họ. Tiếp đến là ngành Ráng và ít nhất là ngành Thông với số loài chiếm 0,8%, số chi chiếm 0,9%, số họ chiếm 1,7% tổng số loài, chi, họ (bảng 2).

Bảng 2. Tỷ lệ các taxon của các ngành thực vật mọc chung với Hoàng đàn hữu liên

Ngành

Họ

Chi

Loài

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Ráng

6

10,3

10

9,3

14

11,1

Thông

1

1,7

1

0,9

1

0,8

Ngọc lan

51

87,9

96

89,8

111

88,1

Tổng cộng

58

100

107

100

126

100

Phần lớn các loài mọc chung với Hoàng đàn hữu liên là cây bụi với số lượng lớn nhất, chiếm 34,1%, tiếp đến là các loài cỏ chiếm 31,7%, dây leo chiếm 19,9%, cây gỗ chiếm 11,1%, và có số lượng ít nhất là các loài phụ sinh chiếm 3,2% tổng số các loài thu thập được (bảng 3).

Bảng 3. Tỷ lệ % dạng cây của các loài mọc chung với Hoàng đàn hữu liên

Dạng cây

GO

BUI

CO

DL

CPS

Tổng

Số lượng

14

43

40

25

4

126

Tỷ lệ %

11,1

34,1

31,7

19,9

3,2

100

Từ bảng 1, chúng tôi đã tổng kết được 39 loài phổ biến nhất mọc chung với Hoàng đàn hữu liên (bảng 4), trong đó cây gỗ có 9 loài, cây bụi có 10 loài, cỏ có 10 loài, dây leo có 7 loài và sống bám trên cây có 3 loài.

Bảng 4. Một số loài chủ yếu mọc chung với Hoàng đàn hữu liên

TT

Loài

TT

Loài

Một số loài cây gỗ

 

1

Acer tonkinense H. Lec.

21

Asplenium humbertii Tardieu

2

Albizia kalkora Prain

22

Carex drymophila Turcz.

3

Burretiodendron tonkinense (Gagnep.) Kosterm.

23

Didymosperma caudatum H.Wendl. & Drude

4

Garcinia poilanei Gagnep.

24

Impatiens verrucifer Hook.f.

5

Platycarya strobilifera Sieb. & Zucc.

25

Ophiopogon reptans Hook.f.

6

Pterospermum truncatolobatum Gagnep.

26

Pilea langsonensis Gagnep.

7

Sapium rotundifolium  Hemsl.

27

Sauropus racemosus Beille

8

Sinosideroxylon wightianum (Hook. & Arn.) Aubrev.

28

Staurogyne chapaensis Benoist

9

Trema tomentosa (Roxb.) Hara

29

Tectaria brachiata (Zoll. & Moritzi) Morton

 

Một số loài cây bụi

 

Một số loài dây leo

10

Breynia fruticosa (Muell.-Arg.) Hook.f.

30

Aristolochia indica Linn.

11

Dracaena cochinchinensis (Lour.) J.J.Bos

31

Clematis uncinata Champ. ex Benth.

12

Illicium difengpi K.I.B. & K.I.M.

32

Dalbergia rimosa Roxb.

13

Memecylon edule Roxb.

33

Dischidia acuminata Costantin

14

Pistacia cucphuongensis Dai

34

Erythropalum scandens Blume

15

Sophora tonkinense Gagnepain

35

Smilax aspericaulis Wall.

16

Streblus tonkinensis (Eberhardt & Dubard) Corner

36

Stephania rotunda Lour.

17

Syzygium levinei (Merrill) Merrill

 

Một số loài sống bám trên cây

18

Wrightia macrocarpa Pitard

37

Dendrobium lindleyi Steud.

19

Zanthoxylum avicennae DC.

38

Vanilla annamica Gagnep.

 

Một số loài cỏ

39

Viscum ovalifolium Wall.

20

Aspidistra wattii (C.B. Clarke) Hook.f.

 

 

Trên các tuyến điều tra chúng tôi đã phát hiện thấy 4 cây Hoàng đàn hữu liên còn sót lại trong tự nhiên, trong số đó có 1 cây đang có nón cái. Các cây này phân bố ở những vách đá cheo leo, nghèo chất dinh dưỡng, có chiều cao trung bình từ 1 đến 2m, 3 cây phát triển bình thường, 1 cây phát triển kém. Ngoài ra còn phát hiện thêm 3 cây khác có độ tuổi tương tự như các cây trên vừa bị lửa rừng đốt chết (bảng 5). Như vậy, thực sự vẫn còn Hoàng đàn hữu liên mọc tự nhiên nhưng thường chỉ là cây sót lại, nhỏ, không đáng để khai thác. Không thấy cây mạ hay cây con mới tái sinh. Chúng luôn luôn bị đe dọa bởi lửa rừng, mức độ cực kì nguy cấp.

Bảng 5. Các cây Hoàng đàn hữu liên mọc ngoài tự nhiên

TT

Vị trí

Chiều cao

Tình trạng

Cây số 1

Tuyến 1;  tọa độ 21040’17’’B; 10602307’’Đ

1,5m

Bình thường; đang có nón cái

Cây số 2

Tuyến 2; tọa độ 21040’20’’B; 10602325’’Đ

1m

Bình thường

Cây số 3

Tuyến 4; tọa độ 21041’16’’B; 10602340’’Đ

1m

Kém

Cây số 4

Tuyến 4; tọa độ 21041’16’’B; 10602340’’Đ

1m

Bình thường

Cây số 5

Tuyến 3; tọa độ 21040’32’’B; 10602345’’Đ

1m

Vừa bị đốt chết

Cây số 6

Tuyến 4; tọa độ 21041’16’’B; 10602340’’Đ

2m

Vừa bị đốt chết

Cây số 7

Tuyến 4; tọa độ 21041’16’’B; 10602340’’Đ

2m

Vừa bị đốt chết

Dựa vào các dấu hố đào rễ Hoàng đàn hữu liên và các cây hiện đang tồn tại ngoài tự nhiên chúng tôi có thể kết luận rằng loài này trước đây đã từng và hiện nay mọc chủ yếu ở sườn núi gần đỉnh, ít khi ở dọc của các dông núi đá vôi (bảng 6). Nơi có độ cao trung bình từ 400 đến 500m. Không thấy dấu vết cho thấy loài này đã từng phân bố ở sườn thấp hoặc các thung lũng.

Bảng 6. Các hố đào rễ Hoàng đàn hữu liên

Tuyến số

Số lượng (hố)

Vị trí

Tuyến 1

14

Gần đường đỉnh và đường đỉnh

Tuyến 2

11

Gần đường đỉnh và đường đỉnh

Tuyến 3

9

Gần đường đỉnh và đường đỉnh

Tuyến 4

10

Gần đường đỉnh và đường đỉnh

Kết luận

Ở KBTTN Hữu Liên vẫn còn sót lại Hoàng đàn hữu liên mọc tự nhiên nhưng đều là các cây rất nhỏ; 4 cây, có chiều cao trung bình từ 1 đến 2m, sinh trưởng bình thường trong đó có một cây đang mang nón cái; ngoài ra còn gặp 3 cây nhỏ khác vừa bị lửa rừng đốt chết. Nhìn chung nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở mức độ cực kì nguy cấp mà nguyên nhân chủ yếu là lửa rừng. Hoàng đàn hữu liên trước đây đã từng và hiện nay còn mọc chủ yếu tại phần sườn gần đỉnh và đường đỉnh núi đá vôi, nơi có độ cao trung bình từ 400 đến 500m. Đã ghi nhận được 126 loài, thuộc 106 chi và 58 họ của 3 ngành Thực vật bậc cao có mạch mọc trong các quần xã Hoàng đàn hữu liên. Một số loài mọc chung phổ biến nhất là Burretiodendron tonkinense, Acer tonkinense, Sapium rotundifolium, Pterospermum truncatolobatum, Pistacia cucphuongensis, Wrightia macrocarpa, Sophora tonkinense, Memecylon edule, Streblus tonkinensis, Dracaena cochinchinensis, Asplenium humbertii, Impatiens verrucifer, Pilea langsonensis, Ophiopogon reptans, Aristolochia indica, Dischidia acuminata, Dendrobium lindleyi và Vanilla annamica.

Tài liệu tham khảo

1.      Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Lan Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov, Jacinto Regalado Jr., 2004: Thông Việt Nam: Nghiên cứu hiện trạng và bảo tồn 2004: 55-56. Fauna & Flora International, Chương trình Việt Nam, Hà Nội.
2.      Phạm Hoàng Hộ, 1999: Cây cỏ Việt Nam: tập 1; tập 2; tập 3. NXB. Trẻ.
3.      Nghị Định 32 CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Phạm Văn Thế, Trần Huy Thái, Nguyễn Tiến Hiệp
Viện ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam
(Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009 - Viên ST&TNSV - Viện KH&CN Việt Nam)

anhtai.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025