Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Núi đá vôi và các loài Hạt trần ở Việt Nam

Cập nhật ngày 13/1/2010 lúc 11:07:00 AM. Số lượt đọc: 7241.

Trong chương trình quốc gia về đánh giá đa dạng các sinh vật núi đá vôi ở Việt Nam, một hệ sinh thái hết sức nhạy cảm, rất dễ dàng bị rủi ro bởi lẽ trong đó có nhiều sinh vật quý, một đối tượng khá hấp dẫn bọn lâm tặc, đồng thời đó lại là những đối tượng hiếm nếu chưa nói thường là những sinh vật sót lại của hệ sinh vật cổ xưa, mà điều kiện hiện nay ít thích hợp với chúng

Trong các nhóm sinh vật đó có Hạt trần. Hạt trần là nhóm cây hiếm gặp ở Việt Nam và nhiều loài trong chúng là những hoá thạch sống đang có nguy cơ bị tiêu diệt bởi điều kiện sống hiện nay không thích hợp, bởi các quần thể của chúng quá nhỏ và sống chủ yếu ở vành đai khí hậu á nhiệt đới và ôn đới trên các đỉnh núi cao, nơi hàng ngày hàng giờ đang bị tác động bởi gió và bão lớn. Thêm vào đó nhiều cây trong nhóm này vừa có tinh dầu quý, vừa cho gỗ quý như  Pơ mu, Hoàng đàn, Bách xanh, nhiều loài có dáng đẹp được sử dụng làm cảnh như các loại Tuế khác nhau vì thế chúng là đối tượng đang bị săn lùng. Bên cạnh đó, núi đá vôi là hệ sinh thái đặc biệt, một hệ sinh thái hết sức mong manh nếu bị tàn phá thì khó tái tạo lại. Chính lý do đó sự sống còn của các loài Hạt trần trên núi đá vôi ở Việt Nam đang bị đe doạ nghiêm trọng cần phải có biện pháp bảo tồn chúng. Để góp phần nghiên cứu và định hướng cho công tác bảo tồn chúng, chúng tôi tập hợp và giới thiệu một cách có hệ thống những thông tin cơ bản của các loài Hạt trần đang tồn tại trong các hệ sinh thái đó ở Việt Nam.

Trong bài báo này chúng tôi hệ thống các loài theo từng họ, mỗi họ được giới thiệu các loài theo vần abc. Mỗi loài chỉ rõ tên khoa học, mức độ bị đe doạ theo thang đánh giá 1994, dạng sống, phân bố và sinh thái.

1- Cycadopsida – Lớp Tuế

1. Cycadaceae – Họ Tuế

Cycas clivicola K.D. Hill – Tuế hà tiên (DD)

Phân bố trên những nơi có nhiều ánh sáng, vách núi đá gần đường đỉnh. Ở Việt Nam gặp ở Kiên Giang: Hà Tiên. Ngoài ra còn gặp ở Thái Lan và Malaixia.

Cycas diannanensis Z.T.Guan & G.D.Tao - Tuế na hang (LR).

Phân bố và sinh thái: Hạtng Ninh và Na Hang, Tuyên Quang

Nón đực thấy vào tháng 3 - 5.

Cycas ferruginea F.N.Wei – Tuế rỉ sắt (LR).

Phân bố và sinh thái: mọc tự nhiên ở nơi có nhiều ánh sáng, chịu lửa trên các vách núi ở trên độ cao 300 - 400m ở KBT Hữu Liên thuộc dãy Cai Kinh có tới hàng chục ngàn cây ở độ vĩ: 210 36’ 30” và độ kinh: 1060 20’ 40”. Ngoài ra còn gặp ở Thái Nguyên. Tái sinh hạt bình thường.

Cycas miquelii Warb.- Tuế mi ken (EN).

Phân bố và sinh thái: thấy tự nhiên trên núi đá vôi ở miền Bắc như Lạng Sơn, Hà Tây, Hoà Bình, Nam Hà, Ninh Bình và Thanh Hoá. Các nón xuất hiện thông thường từ tháng 3 đến tháng 5 và hạt trưởng thành từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Cycas multipinnata D.Y. Wang – Tuế xẻ nhiều (DD)

Phân bố ở Yên Bái: Yên Bình, Phúc Ninh, núi Chàng Rể ở độ cao 400m. Tái sinh bằng hạt bình thường.

Cycas taiwaniana Carruth. (C. revoluta var. taiwaniana (Carrhuth.) J.Schust.) – Tuế cát bà (LR).

Phân bố và sinh thái: VQG. Cát Bà. Các nón nở vào tháng 4 - 5, hạt trưởng thành từ tháng 11 đến tháng 12.

Ngoài các loài đã được xác định tên chính xác như trên, một số loài sắp công bố như sau (theo Phan Kế Lộc và cộng sự, 2000):

Cycas brachyantha ở đường đỉnh núi đá vôi VQG Ba Bể: Chợ Đồn, Nam Mẫu.

Cycas dolichophylla gặp ở Bác Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai đến Sơn La, Lai Châu, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá mọc trên đá vôi lẫn không đá vôi.

Cycas hoabinhensis phân bố ở Hoà Bình (Chi Nê, Lạc Thuỷ), Hà Nam và Ninh Bình.

Cycas tropophylla có nhiều cá thể trên núi đá vôi ở Hạ Long thuộc Cát Bà và Hạtng Ninh.

B. Pinopsida - Lớp Thông

2. Cephalotaceae – Họ Đỉnh Tùng

Cephalotaxus mannii Hook.f. - Đỉnh tùng (LR).

Cây gỗ cao từ 10-15 m.

Phân bố và sinh thái: trước đây chỉ gặp ở vùng núi đất ở rừng Trường Sơn nay đã được phát hiện mọc rải rác ở trong rừng sườn núi đá vôi ở độ cao 900-1200 m với sự tái sinh hạt bình thường ở Hà giang, Đồng Văn, Tài phìn Tủng, Ha Pu Đa (L.T. Chấn), Yên Minh, Lào Và Chải, Ngan Chai ở 23007’ B, 105005’ Đ (P.K.Lộc, Averianov); Cao Bằng, Nguyên Bình, Ca Thành (P.K.Lộc, Averianov)

3. Cupressaceae – Họ Hoàng đàn

Cupressus torulosa D.Don – Hoàng đàn (EN)

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 10-25 m.

Phân bố và sinh thái: là một loài nguy cấp của Việt Nam. Phân bố chỉ ở một vùng hẹp của tỉnh Lạng Sơn trên cao độ 800 - 1200m và cũng được trồng thử ở Lâm Đồng và Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngoài ra, còn có ở vùng Himalaya và Trung Quốc. Ra nón vào tháng 4 và hạt vào tháng 7 -11.

Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & H.Thomas Pơ mu (EN)

Dạng sống: Cây gỗ to cao từ 25-35 m.

Phân bố và sinh thái: được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền núi Việt Nam và thường phát triển trên đất ẩm, trên đất granit hay đất đá vôi ở cao độ 800 - 2000m. Ra nón vào tháng 11 và hạt tháng 5.

4. Pinaceae – Họ Thông

Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn. – Da sam (VU)

Dạng sống: Cây gỗ cao 20-25 m với đường kính 0,6-0,8 m. Nón cái mọc đứng.

Phân bố và sinh thái: lần đầu tiên gặp ở Việt Nam, Kim Hỷ, Nà Rì, Bắc Cạn, mọc thành đám 2-3 cây trong quần xã ưu thế Pseudotsuga brevifolia – Thiết sam lá ngắn, dọc theo đường đỉnh 600-900 m. Hạt chín tháng 10-12, tái sinh bằng hạt bình thường.

Keteleeria fortunei (Andr. Murray) Carr. (Picea fortunei Andr. Murray, K. cyclolepis Flous, K. oblonga W.C.Cheng & L.K.Fu) – Du sam đá vôi (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao trên 20 m với đường kính 0,6-1 m.

Phân bố và sinh thái: là loài mới của Việt Nam, được tìm thấy ở Cao Bằng, thường có mặt trên đỉnh núi đá vôi cao 800 - 900m. Hạt tháng 12 đến tháng 2.

Pinus kwuangtungensis Chun ex Tsiang (P. wangii var. kwuangtungensis (Chun ex Tsiang) W.C.Chen & Law) – Thông 5 lá pà cò (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao trên 20 m với đường kính  0,8-1 m.

var. kwangtungensis

Phân bố và sinh thái: trước đây, loài này chỉ được tìm thấy ở Trung Quốc. Năm 1984 đã được tìm thấy ở Hoà Bình, phát triển ở rừng thường xanh lá rộng trên núi đá vôi từ 900 đến 1500m. Ra nón vào tháng 4 - 5. Hạt chín vào tháng 8 -9 của năm ra hoa.

var. varifolia N. Li & Y.C. Zhong gặp ở Hà Giang: Đồng Văn, Hố Quáng Phìn, Tà Xá, Yên Minh, Lao Vả Chải, Ngan Chai; Cao Bằng: Nguyên Bình, Yên Lạc; Ca Thành, Trà Lĩnh, Quốc Toản quanh hồ Thăng Heng, Cô Mười, Lũng Đạt, Hạ Lang, Đức Quang, Lũng Hoài, Đồng Loan.

Pseudotsuga brevifolia W. C. Cheng & L.K. Fu – Thiết sam lá ngắn (VU)

Dạng sống: Cây gỗ 10-12 m, thân ít nhiều vặn vẹo, nếu mọc ở sườn thì đạt tới trên 20 m

Phân bố và sinh thái: thường gặp ở đỉnh núi đá vôi cao 500-1500 m, mọc thành quần xã thuần loại hay đơn ưu hay mọc lẫn với Pinus kwangtungenssis var. varifoliaTsuga chinensis var. chinensisQuercus aff. rupestris. Loài nay gặp ở Hà giang, Đồng Văn, Tài phìn Tủng, Ha Pu Đa, Mỡo Vạc, Sung Chang, Lu Lu phìn,; Yên Minh, Lào Và Chải, Ngan Chải; Cao Bằng: Nguyên Bình, Ca Thành; Trà Lĩnh, Quốc Toản, Thăng Heng; Lưu Ngọc, Lũng Mu; Cô Mười, Lũng đạt; Quang Vinh; Hạ Lang, An Lạc, Phia Đéng; Đức Quang, Lũng Hoài.  Ra nón tháng 3-4, hạt tháng 9-10.

Tsuga chinensis (Franch.) Pritz. – Thiết sam đông bắc (VU)

Dạng sống: Cây gỗ cao đến 20 m với đường kính 0,6-0,8 m.

Phân bố và sinh thái: loài này gặp trên đường đỉnh hay đỉnh núi đá vôi , ở độ cao 1000-1500 m, rải rác trong các quần xã hay mọc tập trung. Đến nay đã tìm thấy ở Hà Giang: Đồng Văn, Tài Phìn Tủng, Ha Pu đa; Hố Quáng Phìn, Tà Xá, Mèo Vạc, Sung Chang, Lu Lu Phìn, Yên Minh, Lao Vả Chải, Ngan Chai; Cao Bằng: Nguyên Bình, Yên Lạc; Ca Thành; Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Mùa ra nón từ tháng 3-4 và hạt chín tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt bình thường, không chịu được lửa rừng.

5. Podocarpaceae – Họ Kim Giao

Dacrydium elatum (Roxb.) Wall. ex Hook. (Juniperus elata Roxb., Dacrydium pierrei Hickel) – Hoàng đàn giả (LR).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 15-20 m.

Phân bố và sinh thái: được tìm thấy ở độ cao từ 700 đến 2000m trong rừng thường xanh nhiều tỉnh miền núi của Việt Nam (Hạtng Bình: Minh Hoá, Thượng hoá, núi đá vôi Kẻ Bàng.. Ngoài ra, còn có ở Myanmar, Trung Quốc, Campuchia, bán đảo Mã lai, Inđônêxia và Philippin. Ra nón vào tháng 3 và hạt vào tháng 10 - 11.

Nageia fleuryi (Hickel) Laubenf. (Podocarpus fleuryi Hickel, Decussocarpus fleuryi (Hickel) Laubenf.) – Kim giao đá vôi (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao trên 20 m.

Phân bố và sinh thái: loài đặc hữu của Việt Nam, trong rừng thường xanh ở độ cao 200 - 1500m của các tỉnh Cao Bằng (Trà Lĩnh, Quốc Toản, Thăng Heng, Hạ Lang, Đồng Loan, Bản Lung); Vĩnh Phúc (Tam Đảo),  Hoà Bình (Cúc Phương), Hải Phòng (Cát Bà). Ngoài ra còn có ở Trung Quốc. Ra nón vào tháng 12 và hạt vào tháng 4 - 5.

Nageia wallichiana (Presl) Kuntze (Podocarpus wallichiana Presl, Decussocarpus wallichiana (Presl) Laubenf.) – Kim giao núi đất (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 20 - 25 m.

Phân bố và sinh thái: từ độ cao 200 - 1500m trong rừng mưa thường xanh của Hà Giang, Cao Bằng, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hạtng Nam Đà Nẵng, Gia Lai Kon Tum, Lâm Đồng, Thuận Hải và Kiên Giang. Ngoài ra còn có ở Đông ấn Độ đến đảo Normanby và Đông Niu Ghinê. Ra nón vào tháng 5 và hạt vào tháng 11 - 12.

Podocarpus neriifolius D.Don (Nageia neriifolius (D.Don) Kuntze, Podocarpus annamiensis N.Gray) – Thông tre (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 10-15 m.

Phân bố và sinh thái: gặp ở nhiều tỉnh miền núi Việt Nam. Nó thường là một cây gỗ nhỏ ở rừng lá rộng thường xanh trên các dốc đồi hoặc các chân thung lũng từ 200 đến 1500m. Ngoài ra nó còn mở rộng từ vùng Himalaya tới C. Nêpal, Myanmar, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và hướng Nam tới Malaysia và xa hơn về phía Đông là Niu Ghinê.

Podocarpus pilgeri Foxw. (P. neriifolius var. brevifolius Stapf, P. brevifolius (Stapf) Foxw., P. glaucus Foxw., P. tixieri Gaussen) – Thông tre lá ngẵn (LR).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 10-12 m.

Phân bố và sinh thái: . Phát triển ở rừng lá rộng thường xanh trên đá vôi, từ 900 đến 1500m Hà Giang, Hạtng Ninh, Hòa Bình và Kiên Giang. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Indônêsia và Niu Ghinê.

6. Taxaceae – Họ Thông Đỏ

Amentotaxus hatuyenensis N.T.Hiep – Sam bông sọc nâu (VU).

Dạng sống: Cây gỗ nhỏ với đường kính 0,3-0,5 m.

Phân bố và sinh thái: là loài đặc hữu của Việt Nam được tìm thấy trong rừng thường xanh trên đỉnh núi đá vôi từ 1000 đến 1500m ở Hà Giang: Hạtn Bạ. Cán tỷ, Sín Suối Hồ; Yên Minh, Lao Và Chải; Đồng Văn, Tài Phìn Tủng, Ha Pu Đa. Ra hạt vào tháng 8.

Amentotaxus yunnanensis H.L.Li – Sam bông sọc trắng (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 10-15 m.

Phân bố và sinh thái: ở Việt Nam, loài này chỉ được tìm thấy ở núi Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), phát triển trên tán rừng núi đá vôi trên 700m. Loài này cũng còn gặp ở Trung Quốc. Ra nón vào tháng 4 và hạt và tháng 11.

Taxus chinensis (Pilg.) Rehd. (Taxus baccata subsp. cuspidata Sieb. & Zucc. var. chinensis Pilg.) – Thông đỏ (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 8-10 m.

Phân bố và sinh thái: phát triển trên rừng nhiệt đới thường xanh ở cao độ 1000 - 1600m, được tìm thấy ở Lào Cai (Hoàng Liên Sơn), Hà Giang (Đồng Văn, Tài Phìn Tủng, Ha Pu DaHòa Bình (Pà Cò) và Nghệ An. Ngoài ra còn có ở Trung Quốc. Ra nón vào tháng 4 và hạt vào tháng 11.

Taxus wallichiana Zucc. (Taxus baccata L. subsp. wallichiana (Zucc.) Pilg., T. yunnanensis W.C.Cheng & L.K.Fu) – Thông đỏ (VU).

Dạng sống: Cây gỗ cao từ 8-12 m.

Phân bố và sinh thái: trên cao độ 1500m ở Khánh Hoà, Lâm Đồng. Ngoài ra còn gặp ở vùng Himalaya, Nepal, Myanmar, và Đông Nam Trung Quốc. Ra hạt và tháng 11.

C. Gnetopsida – Lớp Dây gắm

7. Gnetaceae – Họ Dây gắm

Gnetum latifolium Blume var. latifolium (G. funiculare auct. Non (Blume) Markgr.:Pham Hoang Ho) - Gắm lá rộng

Phân bố và sinh thái: được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền núi Việt Nam, ở rừng ẩm thường xanh, trên nhiều kiểu đất giàu năng lượng, ở trên độ cao từ 400 đến 1500m. Ra nón vào tháng 1 - 4 và hạt vào tháng 5 -i 8.

Gnetum leptostachyum Blume – Gắm

Phân bố và sinh thái: Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Hạtng Nam Đà Nẵng. Phát triển ở rừng thường xanh từ 800 đến 1400m. Ngoài ra còn có ở Thái Lan, Lào và Malaysia. Hạt vào tháng 7 - 9.

Gnetum montanum Markgr.- Gắm núi

Phân bố và sinh thái: ở Việt Nam, nó được tìm thấy ở núi thấp và rừng thường xanh, trên nhiều kiểu đất giàu năng lượng ở độ cao 100 - 1400m. Ngoài ra còn có ở Myanmar, Nêpal, ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và có thể có ở Malaysia. Ra nón vào tháng 1 - 2 và hạt vào tháng 5 - 7.

Tài liệu tham khảo chính

1.     Phạm Hoàng Hộ, 1999-2001. Cây cỏ Việt Nam (in lần 2). NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
2.     Phan Kế Lộc, K.D. Hill, Nguyễn Tiến Hiệp, 2000.Thêm một số kết hạt nghiên cứu mới về Tuế ở Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, NXB. ĐHQG, Hà Nội, 223-227.
3.     Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, L.V. Averyanov, 1999. Du sam đá vôi – Keteleeria davidiana (Bertrand) Beissn. var. davidiana một loài thực vật Hạt trần mới được ghi nhận ở Bắc Việt Nam. Trong: Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, 25-28.
4.     Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, L.V. Averyanov, 1999. Núi đá vôi Cao Bằng có gì mới về mặt thực vật? Trong: Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, 32-41.
5.     Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp, L.V. Averyanov, 2000. Một số dẫn liệu mới về lớp Thông ở Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong sinh học, NXB. ĐHQG, Hà Nội, 256-259.
6.     Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Chẩm, 1999. Mộ số loài cây ngành Hạt trần thuộc Khu bảo tồn Bát đại Sơn, Hà Giang. Trong: Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi của Việt Nam, 21-24.
7.     Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, Lê Văn Chẩm, 1999. Phát hiện một loài mới thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae): cây Ché – Thuja quangbaensis sp.nov. vùng núi đá vôi tỉnh Hà Giang. Trong: Bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên vùng núi đá vôi Việt Nam, 12-13.

Công trình này đựoc hoàn thành có sự hộ trợ kinh phí của Chương trình Nghiên cứu khoa học Cơ bản của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Nghĩa Thìn
Trường ĐH KHTN - ĐHQGHN

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025