Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Dùng 5 hóa chất diệt cây Mai Dương

Cập nhật ngày 9/12/2009 lúc 12:14:00 AM. Số lượt đọc: 2143.

Mai Dương được xem là một trong số những loài cỏ dại nguy hiểm nhất đối với các vùng đất ngập nước. Ở VQG Tràm chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp), loại cây này đang là mối đe dọa của các loài động vật, thực vật bản địa.

Để diệt trừ tận gốc loại cây này, VQG Tràm Chim đã sử dụng 5 loại hóa chất Truyclopyr, Glyphosate, Paraquat, Metsulfuron methyl và 2,4D theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây.


Mai Dương mọc thành rừng ở VQG Tràm Chim (Ảnh: CLB Nấm trồng Việt Nam)

Theo thông tin từ Nông Thôn Ngày Nay số 216 thì việc sử dụng 5 loại hóa chất ảnh hưởng rất ít đến các quần thể cỏ dại khác, đặc biệt cho hiệu quả khá khả quan.

Được biết, cây Mai Dương có mặt ở VQG Tràm Chim từ đầu những năm 1980. Từ chỗ chỉ có vài bụi, sau một thời gian ngắn, cây đã sinh sôi nảy nở rất nhanh. Đến nay, Mai Dương đã xâm lấn hơn 2.000 ha trong diện tích vùng lõi 7.588 ha của VQG, mức độ xâm lấn đã lan rộng khắp vườn. Loại cây này thường phát triển mạnh, tạo thành một thảm cây bụi cao làm cho các loài cây khác không phát triển được nên nhiều chuyên gia cảnh báo, trong vài năm tới, VQG Tràm Chim sẽ bị xoá sổ nếu như không diệt trừ tận gốc Mai Dương.

Trước đó, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM từng đưa ra ý tưởng sử dụng thân cây Mai Dương để làm nguồn nguyên liệu trồng nấm, nhưng mô hình này đến nay mới chỉ được áp dụng ở phạm vi nhỏ, chứ chưa được nhân rộng.

Cây Mai Dương còn được gọi là cây Ngưu Ma Vương, cây Trinh Nữ nhọn, cây Mắc cỡ Mỹ (tên khoa học là Mimosa pigra). Loài cây này mọc ở đâu thì hệ thực vật ở đó sẽ bị tiêu diệt, sâu bọ không ăn được, chim chóc không dám đậu, động vật không dám tới gần.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Phó Giám đốc kỹ thuật VQG Tràm Chim, cây Mai Dương phải được diệt bằng nhiều biện pháp tổng hợp như: chặt, cày xới, đốt lửa, phun xịt hóa chất, thả gia súc cho ăn. Cuộc chiến với cây mai dương được nơi đây xác định là lâu dài, hao tốn nhiều chi phí và nhân lực.

Quảng Trị: Bế tắc 'cuộc chiến' đẩy lùi hiểm họa cây mai dương

Nông dân mất ruộng vì cây mai dương

Cây mai dương: "Sát thủ thầm lặng" ở hồ Trị An

Thừa Thiên Huế: sự lan rộng của Mai dương

Cây mai dương xâm hại vườn quốc gia Tràm Chim

Quy trình phòng trừ tổng hợp cây trinh nữ thân gỗ Mimosa pigra L. ở Việt Nam

Nguồn: thiennhien.net

Hanh.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025