Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với

TIN TỨC > BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

Tường xanh chắn sóng

Cập nhật ngày 8/12/2009 lúc 11:55:00 PM. Số lượt đọc: 1036.

Cộng đồng dân cư luôn phải đối mặt với sự tàn phá trực tiếp, khắc nghiệt của sóng gió. Các khu rừng ngập mặn đã trở thành bức tường xanh chắn sóng.

Trên báo TNMT đã có bài viết về khu rừng như vậy ở xã Đa Lộc, Ngư Lộc, Hải Lộc, Thanh Hoá.

vmi
Người dân Đa Lộc tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn chắn sóng. Ảnh: TNMT.

Theo bài báo đó, đê biển xã Đa Lộc, nằm ở vị trí xung yếu trên toàn tuyến đê biển huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa), thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai.

Ở vùng này, trong trận bão số 7 năm 2005, chỉ trong hai ngày, với sức gió giật cấp 11, kèm theo mưa lớn, sóng biển dâng cao đã đập nát hàng ngàn mét đê khiến nước tràn vào làng mạc làm sập đổ, hư hỏng hàng nghìn ngôi nhà và hàng trăm ha hoa màu. Gia súc, gia cầm, đồ dùng gia đình... tất cả đều bị cuốn trôi ra biển.

Chỉ những đoạn đê có rừng ngập mặn bao quanh mới vẫn giữ được xóm làng trước sóng gió. Bài học đó càng chứng tỏ lợi ích của chương trình phát triển rừng phòng hộ như một giải pháp chủ động để sống chung với thiên tai.

Với chương trình nay, bây giờ một khu rừng ngập mặn trải dài dọc theo triền đê bao quanh các xã Đa Lộc đã hình thành. Chỉ trong vòng một năm (2006), được tài trợ bởi tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, 200 ha rừng ngập mặn họ đã phủ kín. Cho đến nay, 85% số cây trồng đều phát triển xanh tốt.

Giống như cây trồng trên cạn, rừng ngập mặn cũng phải được chăm sóc, nuôi dưỡng. Kẻ thù của cây mới trồng chính là con hà. Hà theo sóng biển dâng lên bám chặt thân cây, ăn chất dinh dưỡng của cây hàng ngày, khiến cho cây ngày một héo mòn, còn hà thì ngày một phát triển, đè nặng, kéo đổ cây non xuống bùn nước rồi chết.

“Đánh hà” là việc làm thường xuyên của người dân Đa Lộc. Tháng 5 là mùa cạo hà trên thân cây sú vẹt. Giữa cái nắng nóng rát của ngày hè, nhiều bà con nông dân vẫn cần mẫn khéo léo tách từng con hà bé như hạt đỗ ra khỏi các thân cây.

Ông Nguyễn Viết Nghị, Giám đốc Dự án Rừng ngập mặn tổ chức CARE cho biết: Hàng năm, Ban Quản lý rừng phối hợp với cộng đồng tổ chức cạo hà trên các thân cây, chia thành hai đợt, mỗi đợt khoảng 400 người.

Ông cũng cho biết thêm: “Ngoài những lợi ích trong phòng chống thiên tai, trồng rừng ngập mặn còn lấn biển tạo phù sa bồi lắng mở rộng diện tích vành đai biển, đồng thời cũng là nơi trú ngụ của các loại tôm, cua, cò, sếu... Không lâu nữa rừng ngập mặn ở Hậu Lộc sẽ trở thành khu sinh thái cùng với sự đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế bền vững cho cộng đồng”.

Nguồn: VietnamNet

Hanh.bvn

Đánh giá:      Google Bookmarks Facebook Twitter   Gửi email     Bản để in     Phản hồi

SÁCH THAM KHẢO

CÁC BÀI MỚI HƠN:
CÁC BÀI ĐĂNG TRƯỚC:
TIN BÀI MỚI NHẤT


ĐƯỢC XEM NHIỀU NHẤT

SÁCH THAM KHẢO

LIÊN KẾT WEBSITE

 
 
 
 
 
 
 

TỪ KHÓA

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2025