Muốn dùng nhân sâm cho đúng, trước hết cần phải biết loại nhân sâm nào dùng cho bệnh nhân nào, vì không phải mọi loại sâm đều có công dụng như nhau và không phải bệnh nào cũng có thể dùng nhân sâm được
Các loại nhân sâm
Nhân sâm, ảnh theo suckhoedoisong.com
|
- Hồng sâm (sâm chế chín) có tính ấm, vị ngọt, dùng để bổ dương, chữa các hội chứng tỳ thận hư hàn, chân dương suy yếu, khí ở tỳ vị không phấn chấn.
- Bạch sâm (sâm chế nửa chín nửa sống) và sâm tương (đã phơi) có tính mát, dùng để dưỡng âm, thanh hư nhiệt, chủ yếu chữa người âm hư có hỏa như: người thấy nóng sốt sau khi bị mất máu, ra quá nhiều mồ hôi, mất nhiều tinh dịch.
Những kiêng kỵ khi dùng nhân sâm
- Dù là sắc hay hấp cách thủy cũng không được dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, không được uống trà vì trà sẽ làm giảm tác dụng của sâm.
- Không nên ăn củ cải và đồ biển sau khi uống sâm: Theo y học cổ truyền, củ cải và đồ biển đại hạ khí còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.
- Không nên cho trẻ ăn món có nhân sâm: Trẻ dùng các thực phẩm hoặc thuốc bổ chứa nhân sâm có thể bị kích thích tình dục sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát dục bình thường và gây hậu họa nhiều mặt cho trẻ.
- Không dùng quá nhiều: Do nghĩ rằng nhân sâm là thuốc bổ, dùng càng nhiều càng tốt nên một số người đã dùng sâm thay nước uống hằng ngày, có người lại ăn nhân sâm như nhai kẹo... Việc lạm dụng nhân sâm có thể đưa đến nhiều hậu quả nguy hiểm.
Các bệnh kiêng kỵ với nhân sâm
Nhân sâm là vị thuốc quý nhưng có tính hàn, nếu không biết sử dụng có thể 'tắc tử' vì nó. Dưới đây là những người và những loại bệnh không được dùng nhân sâm:
- Dùng nhân sâm với liều lượng nhỏ sẽ làm tăng huyết áp, liều lượng lớn làm hạ huyết áp. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm triệu chứng can dương can hoả, hơn nữa liều thuốc khó nắm vững, cho nên người cao huyết áp nói chung không nên uống.
- Khi bị cảm mạo, bất kể là do cảm nhiễm virus hay nhiễm vi khuẩn gây nên, đều có biểu trưng ngoại cảm. Trị liệu lấy sơ phong tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu.
Nhân sâm bổ khí, có thể làm cho ngoại tà trệ lưu trong cơ thể không thể phát tiết ra ngoài được, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu, kéo dài bệnh tình. Người cần phải uống dài ngày nhân sâm thì trong thời gian bị cảm mạo cần phải tạm thời ngừng không uống.
- Viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, xuất hiện đau sườn, đau bụng, hoàng đản, phát sốt, thì đó đều là gan mật bị thấp nhiệt, khí không lưu thông thanh thoát được. Nếu uống nhân sâm sẽ lại được trợ thấp sinh nhiệt, làm cho khí trệ uất kết, làm cho chứng bệnh nặng thêm.
- Đau dạ dày là chứng viêm loét ở bộ phận dạ dày, dịch vị ra quá nhiều, dạ dày bị co giật gây nên, Đông y gọi là do khí trệ vị hoá mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị cần phải lý khí hoà vị, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, như vậy rất khó làm giảm và làm hết đau.
- Khi bệnh cảm nhiễm giãn phế quản, bị lao... thường có ho ra máu, trong đờm có máu, bị ho, có người sốt nhẹ, xuất huyết, biện chứng trong Đông y là âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Trị liệu cần phải tư âm giáng hoả, lương huyết chỉ huyết. Vậy mà nhân sâm có thể làm thương âm động hoả, càng làm hiện tượng nôn ra máu trở nên nặng thêm.
- Người có bệnh tự thân miễn dịch như ban đỏ, mụn nhọt, viêm khớp loại phong thấp, bệnh da cứng là những người bị âm hư hoà vượng, bị ức chế miễn dịch của tế bào và miễn dịch của các chất lỏng trong cơ thể lên cao.
- Phụ nữ ở thời kỳ mang thai uống nhân sâm có thể dẫn tới tình trạng khó sinh. Trẻ nhỏ dưới 14 tuổi cơ thể thuần dương, nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển, đó là điều rất nên tránh đối với trẻ.