Tên Khoa học: Lithocarpus bonnetii (Hickel & A. Camus) A. CamusTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Sồi đá tuyên quang; Dẻ đen; dẻ sồiTên khác: Pasania bonnetii Hickel & A. Camus;
Đặc điểm nhận dạng: Cây gỗ trung bình đến to, cao 20-25(30) m, đường kính tới 90 cm, rụng lá trong mùa khô. Cành non có lông tơ màu vàng. Lá rất to, hình bầu dục hay hình trứng ngược, cỡ 25-35 x 10-15 cm, mặt đươi màu bạc, có lông, chóp lá tù hay thành mũi ngắn, gốc lá gần tròn; mép nguyên và hơi lượn sóng; gân bên 14-15 đôi, cong và gần như vấn hợp ở gần mép; cuống lá dài 1-1,5 cm, có lông màu vàng. Cụm hoa phân nhánh, đơn tính hoặc lưỡng tính. Hoa đực đơn độc hoặc thành bó, có bao hoa hình chuông xẻ 6 thuỳ, có nhụy lép; nhị 12; chỉ nhị khá rõ; bao phấn rất ngắn, đính lưng; trung đới không nhọn đầu. Gié cái (khi mang quả) dài 8-10 cm; hoa cái mọc đơn độc hoặc chụm thành bó 3-7 hoa, có bao hoa khá phát triển, có 10-12 nhị lép thoái hoá hoặc đôi khi có bao phấn; bầu 3 ô; vòi nhụy hình nón hay hình trụ; núm nhụy hình chấm nhỏ. Đấu không cuống, hình chén, cao 12 mm, rộng 16-17 mm, mặt ngoài có nhiều vảy nhỏ thưa; đấu cao bằng 2/3 hạch. Hạch (hạt) gần tròn, cao 13-16 mm, đường kính 15-18 mm.
Sinh học và sinh thái: Ra hoa tháng 2-3, có quả tháng 8-10. Cây ưa sáng, mọc rải rác trong rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh, trên đất nhiều cát và dễ thoát nước, ở độ cao 300-500 m.
Phân bố:
- Trong nước: Yên Bái, Tuyên Quang (Chiêm Hoá), Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng (Bảo Lộc).
- Thế giới: Chưa biết.
Giá trị: Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng.
Tình trạng: Loài đặc hữu của Việt Nam, có khu phân bố chia cắt, nơi cư trú bị xâm hại do việc chặt phá rừng và khai thác lấy gỗ.
Phân hạng: VU A1c,d.
Biện pháp bảo vệ: Không chặt đốn các cây trưởng thành còn sót lại ở các điểm phân bố trên.
Tài liệu dẫn: CCTT, 2: 121; CCVN, 2: 784; CGKT: 365; FGI, 5: 993; VFT: 273.