Tên Khoa học: Cajanus scarabaeoides (L.) ThouarsTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Bình đậu; Đậu tương dại; đậu triều bọ hung; tà a; man thảo trùng đậuTên khác: Dolichos scarabaeoides L.; Rhynchosia scarabaeoides (L.) DC.; Atylosia scarabaeoides (L.) Benth.; Cantharospermum scarabaeoides (L.) Baill.; Atylosia villosa Benth. ex Baker;
Cajanus scarabaeoides (L.) Thouars [Atylosia scarabaeoides (L.) Benth] - Đậu tương dại, Bình đậu, Bảng nở, Tà a, Cỏ cầm máu.
Cây thảo leo hay trườn, nhánh dạng sợi, có lông nhung màu vàng hoe. Lá có 3 lá chét hình bầu dục hẹp, dày, dài 2 - 3,5cm, rộng 1 - 1,5cm, tù ở đầu và ở gốc, có lông tuyến trên cả hai mặt; gân bên 3 đôi; cuống lá 2 - 4cm; lá kèm nhỏ.
Cụm hoa chùm 1 - 3 hoa, màu vàng hay xanh xanh. Đài dạng chuông, có 4 thùy. Cánh hoa có mép; cánh cờ xoan ngược có tai nhọn; cánh thìa tù. Bầu có nhiều tơ dài. Quả đậu thuôn, có ngấn giữa các hạt, có lông lởm chởm, có tuyến, dài 2cm, rộng 0,5cm; hạt 5 - 6, thuôn, màu đen hay vàng sậm.
Loài của các nước Tây Phi, châu Á (Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, các nước Đông Dương, Philippin, Inđônêxia, Irian) và châu Ú́c. Ở nước ta có gặp từ Quảng Ninh, Hòa Bình, các tỉnh Tây Nguyên đến Tây Ninh, Bạc Liêu và Kiên Giang.
Thường gặp chủ yếu dọc đường đi, bờ các sông suối, trong các lùm bụi, rừng thưa, trên đất sét vôi, từ vùng thấp đến độ cao 2000m.
Ra hoa từ tháng 8 đến tháng 10.
Ở Ấn Độ, người ta dùng toàn cây chữa ỉa chảy của gia súc. Còn ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá làm thuốc giải độc lợi niệu, chỉ huyết sinh cơ, giải biểu hư thấp để chữa thương phong cảm mạo, phong thấp thủy thũng; còn ở Quảng Tây, người ta cho rằng nó có tác dụng thanh nhiệt giải độc và dùng trị cảm mạo phát nhiệt, trẻ em cam tích và rắn độc cắn.
Ở nước ta, có thể dùng làm cây phân xanh và cây phủ đất.