Tên Khoa học: Brassica caulorapa (DC.) Pasq.Tên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Su hàoTên khác:
Cây thảo có thân phình thành củ hình cầu hay hơi dẹp, màu xanh nhạt hoặc xanh tía. Lá có phiến hình trứng, trơn, phẳng, màu lục đậm, có mép lượn sóng, xẻ thùy ở phần gốc; cuống lá dài.
Cụm hoa chùm ở ngọn thân, thường chỉ xuất hiện vào năm thứ hai. Quả có mỏ rất ngắn, chứa nhiều hạt nhỏ, có góc cạnh.
Có nhiều giống trồng khác nhau phân biệt bởi kích thước, hình dạng và màu sắc của củ.
Loài có nguồn gốc từ vùng biển Địa Trung Hải, được trồng khắp các nước châu Âu và các nước ôn đới trên thế giới để lấy củ làm rau ăn.
Ở nước ta, su hào được nhập trồng cuối thế kỷ 19. Hiện nay được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc trong mùa đông để lấy rau ăn. Tại Đà Lạt, cũng có trồng.
Cây ưa nhiệt độ 12 - 220C. Người ta trồng thành 3 vụ: vụ sớm gieo tháng 8, cấy trồng tháng 9, thu hoạch tháng 11; vụ chính gieo tháng 9, cấy trồng tháng 10 - 12, thu hoạch tháng 1 - 2; vụ muộn gieo từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, trồng tháng 1 - 2, thu hoạch tháng 3 - 4. Trong củ su hào có các bó mạch hóa gỗ nhanh chóng nên phải thu hoạch đúng lúc, nếu không thì củ sẽ lắm xơ, ăn không ngon.
Người ta dùng su hào, chủ yếu là củ, làm rau ăn (luộc, xào, hầm xương, hoặc dùng củ non thái nhỏ làm nộm, hoặc phơi tái làm dưa món, muối dưa).
Cũng dùng như cải bắp để chữa bệnh viêm loét hành tá tràng bằng cách dùng riêng củ su hào chế nước như nước cải bắp để uống; hoặc dùng củ su hào 30g và lá cây sống đời 30g giã nhỏ, chế thêm nước chín, vắt lấy nước uống.
Ở Vân Nam (Trung Quốc) củ được dùng trị tỳ hư hỏa thịnh, vỏ củ có thể làm tan đờm (hóa đàm), lá và hạt dùng trị loét hành tá tràng.