Tên Khoa học: Bauhinia khasiana Baker, 1878 (CCVN, 1:1080)Tên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Quạch mấu; Dây quạch; Danh khanh; Móng bò nhungTên khác: B. pierrei Gagnep. 1912 (FGI, 2:136; LTÐ:1175). - B. howei Merr. & Chun, 1935;
Dây leo có móc xoắn ốc. Lá có cuống dài 2,5 - 5 cm; phiến xoan, nguyên, lõm hay chẻ đôi đến 1/4, cỡ 7-15 x 6 - 2cm, hình tim ở gốc, nhọn sắc hay nhọn ở đầu các thùy, không lông, mặt trên bóng; gân 7 - 9.
Cụm hoa thành chùy ở bên hay ở ngọn, có lông mềm màu gỉ, gồm một số chùm hay ngù ngắn. Hoa có cuống dạng sợi, 4 cm; nụ hoa hình cầu, có lông gỉ, đài hoa chia làm 3 - 4 thùy; cánh hoa đỏ, cao 10 - 12 mm, có lông ở mặt ngoài, nhị sinh sản 3, nhị lép 5 - 7, dạng sợi; bầu có lông nhung màu đỏ đỏ, trên cuống 2mm. Quả thuôn, hóa gỗ, dẹp, không lông, 15 x 3,5cm; hạt hình thấu kính, màu nâu, dài cỡ 2cm.
Phân loài của Đông Bắc Ấn Độ, Trung Quốc ( Hải Nam ), Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam có gặp từ Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hòa Bình, Quảng Ninh và Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam đến Lâm Đồng.
Cây mọc trong rừng, rừng còi, dọc các bờ sông từ vùng thấp lên tới độ cao 1200 - 1500m.
Vỏ cây dùng để nhuộm cho màu đen.