Trang chủ   Tin tức   Cơ sở dữ liệu    Đăng ký   Giới thiệu   Tìm kiếm: 
Infinite Menus, Copyright 2006, OpenCube Inc. All Rights Reserved.

Tương thích với
LOÀI

Tên Khoa học: Aucuba japonica Thunb.
Tên tiếng Anh:
Tên tiếng Việt: Ô rô bà; Ki bà
Tên khác: Acuba chinensis Benth.;

MÔ TẢ CHUNG

Đặc điểm nhận dạng: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân nhánh lưỡng phân. Cành non lúc đầu có lông thưa. Lá mọc đối hay sát gần nhau ở đỉnh cành; phiến lá hình bầu dục hay mũi mác, cỡ 15-16 x 4-7 cm, phía gốc hẹp dần thành hình nêm, chóp lá thành mũi nhọn dài; mép có răng cưa to và thưa, ở đỉnh hay ở 2/3 mép phía trên có răng rất nhọn; gân bên 6-7 đôi. Cụm hoa chuỳ ở đỉnh cành, có lông. Hoa đơn tính khác gốc, mẫu 4. Cụm hoa đực nhiều hoa, cuống hoa dài 5 mm, không có lá bắc; cánh hoa hình bầu dục, đỉnh có mũi nhọn dài và cong. Nhị 4, xen kẽ với cánh hoa; bao phấn hình bầu dục; có đĩa hình 4 cạnh. Cụm hoa cái ít hoa; cuống hoa dài 3 mm, có đốt, có 2 lá bắc nhỏ. Bầu hạ. Quả mọng, hình bầu dục, dài 1-1,5 cm, chứa 1 hạt.

Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng rậm nhiệt đới mưa mùa ẩm. Cây tái sinh bằng hạt.

Phân bố:

- Trong nước: Lạng Sơn (Mẫu Sơn).

- Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam).

Giá trị: Là đại diện duy nhất của chi đơn loài Aucuba cũng như của họ Aucubaceae ở Việt Nam.

Tình trạng: Ở Việt Nam mới thấy ở Mẫu Sơn (Cao Lộc, Lạng Sơn), nơi mà rừng đã bị khai thác nhiều.

Phân hạng: CR B1+2b,c.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá "hiếm" (R). Không chặt phá những cây còn sót lại ở Mẫu Sơn. Điều tra để phát hiện thêm các điểm phân bố khác.

Tài liệu dẫn: SĐVN(2007): 125;CCVN, 2: 140; FCLV, 8: 18;

 

 

ẢNH

Aucuba japonica - SDVN.jpg at www.BotanyVN.com

Ảnh 1. Aucuba japonica - SDVN.jpg

 

PHÂN LOẠI KHOA HỌC
Giới: Thực vật
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Cornales
Họ: Aucubaceae
Chi: Aucuba

CHỈ SỐ

BVN - BotanyVN - Botany Research and Development Group of Vietnam
(©) Copyright 2007-2024