Tên Khoa học: Aristolochia tagala ChamissoTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Phòng kỷ; Dây khố rách; sơn dịch; cuốp ma; thiên tiên đằng; mã đậu linh lá hình taiTên khác: Aristolochia indica sensu Lour., non L.; A. roxburghiana Klotsch;
Dây leo có khía rãnh. Thân già màu xám có vỏ nứt dọc. Lá mọc so le, nhẵn, hình tim thuôn, dài 12 - 27cm, rộng 7 - 8cm; cuống lá dài 5 - 6cm.
Cụm hoa ở nách lá; cuống chung dài 2,5 - 3cm. Bao hoa màu nâu tía, nghiêng hoặc cong, gốc phình hình cầu. Tràng hoa có 2 môi, môi trên thuôn dài, môi dưới có hai thùy nhỏ. Nhị 6, có vòng lồi trên bao phấn. Bầu dưới, có vòi với 6 đầu nhụy. Quả nang hình trứng, nứt ở đầu cuống; hạt dẹt, hình tam giác, mép có cánh.
Phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Malaixia. Ở Việt Nam, có gặp ở Đà Nẵng, Lâm Đồng và An Giang.
Cây mọc hoang ở rìa rừng vùng núi.
Mùa hoa quả tháng 3 - 6.
Dùng chữa bệnh trĩ lở sưng chảy máu, viêm đường tiết niệu, sưng phù, đái buốt. Dân gian thường dùng rễ làm thuốc chữa đau bụng, viêm loét dạ dày - ruột, viêm họng, trúng độc thức ăn và dùng trị mụn nhọt. Liều dùng 6 - 12g hay hơn, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với Mộc thông, Hoàng đằng, mỗi vị 10g, cùng sắc uống.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), rễ được dùng chữa viêm nhiễm đường tiết niệu, thủy thũng, phong thấp đau nhức khớp, loét dạ dày.