Tên Khoa học: AnacardiaceaeTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Xoài (Đào lộn hột)Tên khác:
Anacardiaceae Lindl. 1830
Mô tả
Cây có nhựạ thơm đặc biệt. Lá nguyên, dài, dày thường tập trung ở tận cùng, không lá kèm.
Hoa nhỏ và nhiều tập hợp thành cụm hoa chuỳ ở đầu cành. Hoa đều lưỡng tính hay đơn tính. Nhị thường gấp 2 hay bằng số cánh hoa, đĩa tuyến mật hình vòng. Bộ nhụy thường gồm 3 lá noãn hợp nguyên (syncarp), đôi khi lá noãn 1, hoặc 4-6, rời nhau.
Quả hạch có nhân cứng, vỏ quả ngoài nạc mong, phôi cong
Thế giới có 100 chi, 1200 loài, phân bố ở Chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
Phân loại
Họ này chia làm 4 tông trên cơ sở sự khác nhau về số lượng, mức độ dính của các lá noãn: Anacardieae có 5 lá noãn rời, đôi khi có 1 lá noãn và lá đơn ví dụ như Xoài và Đào lộn hột; Spondieae: hoa có 4 hoặc 5 lá noãn hợp; Semecarpeae: 3 lá noãn hợp tạo thành bầu dưới; Rhoideae: hoa có 3 lá noãn hợp tạo thành bầu trên. Họ này có quan hệ với các họ: Sapindaceae, Aceraceae, Hippocastanaceae, Burseraceae và Julianiaceae. Hai họ sau có những đặc điểm về nhựa chung với họ Anacardiaceae.
Việt Nam có 25 chi, 70 loài.
Các chi
Theo APG II, họ này chứa khoảng 70 chi với khoảng 600 loài, đôi khi được chia thành hai phân họ là Spondoideae (đồng nghĩa: Spondiadaceae) với khoảng 10 chi và 115 loài và Anacardioideae với khoảng 60 chi và 485 loài.
ActinocheitaAmphipterygium (bao gồm cả Juliania)Anacardium: đào lộn hộtAndrotiumAntrocaryonAstronium (bao gồm cả Myracrodruon)BlepharocaryaBonetiellaBouea (bao gồm cả Tropidopetalum)Buchanania (bao gồm cả Coniogeton)Campnosperma (bao gồm cả Cyrtospermum)CampylopetalumCardenasiodendronChoerospondiasComocladiaCotinus: cây hoa khóiCyrtocarpa (bao gồm cả Dasycarya)Dobinea (bao gồm cả Podoon)DracontomelonDrimycarpus (bao gồm cả Comeurya)EuleriaEuroschinusFaguetiaFegimanraGluta (bao gồm cả Melanorrhoea, Stagmaria, Syndesmis)HaematostaphisHaplorhusHarpephyllumHeeria (bao gồm cả Anaphrenium)HoligarnaKoordersiodendronLannea (bao gồm cả Lanneoma, Odina, Scassellatia)Laurophyllus (bao gồm cả Botryceras)Lithraea (cách viết khác LithreaLoxopterigium (bao gồm cả Apterokarpos)Loxostylis
Mangifera (bao gồm cả Phanrangia): xoàiMauriaMelanochylaMetopium
MicronychiaMosquitoxylumNothopegiaOchoterenaeaOperculicaryaOrthopterygiumOzoroaPachycormus (bao gồm cả Veatchia)ParishiaPegia (bao gồm cả Phlebochiton)Pentaspadon (bao gồm cả Microstemon, Nothoprotium)Pistacia: hồ trănPleiogyniumPoupartiaProtorhusPseudosmodingiumPseudospondiasRhodosphaeraRhus (bao gồm cả Duckera, Malosma, Melanococca, Neostyphonia, Searsia, Terminthia, Toxicodendron, Trujanoa): cây sơn, cây muối, cây sơn độc, thường xuân độc, sồi độcSchinopsis (bao gồm cả Quebrachia)Schinus (bao gồm cả Duvaua): tiêu PeruSclerocaryaSemecarpus (bao gồm cả Melanocommia, Nothopegiopsis, Oncocarpus)SmodingiumSorindeia (bao gồm cả Sorindeiopsis)Spondias (bao gồm cả Allospondias, Skoliostigma, Solenocarpus): cócSwintonia (bao gồm cả Anauxanopetalum, Astropetalum)TapiriraThyrsodiumTrichoscypha (bao gồm cả Emiliomarcetia)
Công dụng
Là nguồn tanin, quả ăn được (Mangifera indica, M. flava) và trồng làm cảnh (Mangifera foetida).