Tên Khoa học: Alnus nepalensis D. DonTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Tống quán sủ; Tống quán sủi; tổng quản; tung qua mu; tông pơ mu; dâu dầu; chi li mùTên khác: Clethropsis nepalensis (D. Don) Spach;
Cây gỗ cao 10 - 15m; cành non có lông sát; cành già không lông, nâu. Lá có phiến bầu dục, dài 4 - 16cm, rộng 2,5 - 10cm, mép nguyên hoặc hơi có răng, gân bên 13 đôi; cuống 1 - 2cm; lá kèm sớm rụng.
Hoa đực họp thành cụm hoa đuôi sóc dài 12 - 16cm; 3 hoa ở nách một lá bắc; nhị 4. Hoa cái thành bông ngắn 5 - 8 cái ở nách lá; bầu 2 ô. Cụm quả dạng chùy cứng ; quả thuôn bầu dục dẹp có cánh mỏng; hạt 1.
Phân bố ở Ấn Độ, Nêpan, Mianma, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, có gặp nhiều tại Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang; còn có ở Sơn La, Cao Bằng và Lạng Sơn.
Cây mọc sau nương rẫy, chịu được lửa rừng, ưa sáng, ưa khí hậu mát, chịu được giá rét và sương muối. Sinh trưởng khá nhanh. Thích hợp với khí hậu cận nhiệt đới có nhiệt độ trung bình năm 15 - 210C, lượng mưa 1400 - 2000mm/năm. Tái sinh bằng hạt rất tốt. Tái sinh chồi cũng rất mạnh.
Gỗ mềm, nhẹ, màu sẫm, có thể dùng đóng đồ mộ̣c thông thường.
Cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh và mọc được trên nhiều loại đất, có thể dùng làm cây trồng lại rừng trên nương rẫy cũ và đồi trọc vùng núi cao.Vỏ cây chứa 7% tanin.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng vỏ chữa thủy thũng, lỵ trực khuẩn, tiêu chảy, viêm phổi, phong thấp đau nhức xương, gãy xương, đòn ngã tổn thương, lở̉ sơn; có nơi còn dùng chữa viêm gan, chảy máu mũi.