Tên Khoa học: Aegle marmelos (L.) CorreaTên tiếng Anh: Tên tiếng Việt: Bầu nâu; Cây trái nấm, QuáchTên khác:
Cây gỗ rụng lá có thân hình trụ cao đến 15m; vỏ thơm, màu vàng, rồi chuyển sang màu đen trên thân già nhánh mảnh, hơi thòng, với gai to ở nách, đơn hay xếp từng đôi màu vàng, có mũi nhọn đen. Lá có 3 lá chét thuôn, hình ngọn giáo, có mũi cứng cong ở đầu, có mép uốn lượn, cái cuối cùng lớn hơn, có mùi của lá cam.
Hoa lớn, màu trắng, rất thơm, xếp thành chùm ở nách lá, đơn hay kép. Quả mọng, treo, đường kính 6 - 8cm hay hơn, hình cầu dẹp hay dạng trứng, màu lục tới màu vàng cam và xám nâu. Vỏ quả nhẵn và cứng bao phủ một lớp cơm nhầy, chia ra 10 - 15 ô, chứa mỗi ô 6 - 10 hạt thuôn, dẹp, có lớp lông màu trắng.
Aegle marmelos (L.) Correa
1. Cành hoa; 2. Quả; 3. Quả bổ dọc.
Loài của Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam đến Inđônêxia. Ở Việt Nam, cũng được trồng ở nhiều nơi ở Nam Bộ, ra tận Côn Đảo.
Cây có lá rụng theo mùa.
Ra hoa tháng 5, có quả tháng 12.
Gỗ cây màu vàng, hơi có vân, thớ nhiều, nhỏ, sít nhau, cũng được sử dụng.
Thịt quả sền sệt, màu giống như bã cà phê, mùi vị chua chua ngọt ngọt như me chín; trong ruột có nhiều hột nhỏ như hột chanh, có xơ nhỏ dính vào sọ. Có thể dùng ăn tươi, nhưng mất công nhả hạt và xơ; cũng có thể chế biến bằng cách đổ thêm chút nước, quấy đều, rây bỏ hạt và xơ sau đó thêm đường, sữa quậy đều để uống.
Thịt quả ăn mát, chữa được táo bón, lỵ, bệnh lao và bệnh về gan. Thịt quả chưa chín làm săn da, bổ tiêu hóa và trị tiêu chảy.
Lá non ăn được như rau gia vị, nhưng khó tiêu, làm cho phụ nữ khó thụ thai, nhưng lại gây sẩy thai, lá còn dùng trị sốt rét, trị ghẻ và làm thuốc đắp trị đau mắt.
Ở Ấn Độ, vỏ rễ được dùng trị sốt rét gián cách và làm thuốc duốc cá. Phạm Hoàng Hộ (1999) ghi: rễ kháng sinh, trị đái đường và vỏ rễ trị bệnh tâm thần.